largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Khó đưa nông sản sạch vào kênh tiêu thụ hiện đại

Hiện sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội mới có khoảng 85% các loại nông sản, thực phẩm sạch đang tiêu thụ qua các kênh bán lẻ truyền thống, 15% tiêu thụ tại các kênh phân phối hiện đại.

Thu hoạch rau xanh cung cấp cho thị trường Hà Nội. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Thu hoạch rau xanh cung cấp cho thị trường Hà Nội. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Nguyên nhân dẫn đến việc khó đưa được nông sản sạch vào kênh tiêu thụ hiện đại là do sản xuất nông nghiệp vẫn nhỏ lẻ, manh mún, nhất là khâu chế biến chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

Ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, công nghiệp chế biến nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, gia đình giải quyết việc làm trực tiếp cho nhiều lao động nông thôn, có đóng góp không nhỏ trong tái cấu trúc ngành nông nghiệp và tiến trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô.

Tuy nhiên, tiềm năng lại chưa tận dụng. Phần lớn doanh nghiệp chế biến nông sản chưa chủ động được nguồn cung cấp nguyên liệu đảm bảo về số lượng và chất lượng. Hơn nữa, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ trong ngành hàng phần lớn thiếu chặt chẽ.

Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức có 220 ha rau an toàn; trong đó có 26,9 ha rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trung bình mỗi ngày hợp tác xã cung cấp ra thị trường 40-50 tấn rau các loại, nhưng chỉ có khoảng 10-15% tiêu thụ qua siêu thị, cửa hàng tiện ích, còn lại chủ yếu vẫn bán cho các bếp ăn tập thể và các tiểu thương kinh doanh ở chợ dân sinh.

Tương tự, Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ cho biết, hiện đơn vị có hơn 200 con lợn nuôi theo hướng an toàn. Trên thực tế, sản phẩm thịt lợn của hợp tác xã vẫn chủ yếu bán cho các bếp ăn tập thể trên địa bàn và khách quen chứ chưa đưa được vào kênh phân phối hiện đại.

Mỗi tháng, HTX nông nghiệp Văn Đức cung cấp cho thị trường khoảng 1.000 tấn sản phẩm rau, củ, quả. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Mỗi tháng, HTX nông nghiệp Văn Đức cung cấp cho thị trường khoảng 1.000 tấn sản phẩm rau, củ, quả. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, ngành chế biến nông nghiệp của Thủ đô vẫn yếu do phần lớn doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất thủ công và bán tự động, chỉ khoảng 10% có quy trình công nghệ sản xuất khép kín tự động, 20% đã xây dựng và áp dụng tốt chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tiên tiến… Khả năng chế biến đối với một số ngành hàng cũng còn yếu, chưa sử dụng hết công suất, không đáp ứng được nhu cầu, nhất là vào cao điểm của mùa vụ rau, quả, thịt.

Khảo sát tại 200 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, chỉ có 12 doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất khép kín tự động đầu vào là nguyên liệu đầu ra là thành phẩm, còn lại đa phần là doanh nghiệp có quy trình sản xuất thủ công và bán tự động… Cùng đó, cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn thu hút đầu tư vào chế biến nông sản, nhất là đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ; trình độ quản lý và tay nghề chuyên môn phục vụ công nghiệp chế biến còn thấp, số lượng đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp…

Để tìm lối ra bền vững cho nông sản sạch, theo ông Tường, các địa phương cần chủ động thay đổi phương thức canh tác, hướng đến sản xuất quy mô lớn theo hình thức liên kết chuỗi... Việc kết nối cung - cầu cần chặt chẽ hơn; ngành chức năng cần đẩy mạnh hỗ trợ người sản xuất trong việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý để chứng minh nguồn gốc sản phẩm..., từ đó, tạo thuận lợi trong việc kết nối với siêu thị, cửa hàng tiện ích.

Sơ chế, đóng gói sản phẩm để cung cấp cho thị trường. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Sơ chế, đóng gói sản phẩm để cung cấp cho thị trường. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến đạt 7 - 8%/năm; hình thành, hỗ trợ phát triển khoảng 15 khu (cơ sở) chế biến nông sản gắn với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có năng lực cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và có cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; 100% sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến đều sử dụng mã QR trên Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm thành phố Hà Nội tích hợp vào Hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa quốc gia; phát triển 1 khu phức hợp chế biến, bảo quản, kiểm định một cửa hỗ trợ hàng xuất khẩu.

Hiện Hà Nội đã hình thành 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ như: gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê... Sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp phát triển đa dạng theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn…

Cách sử dụng máy sưởi điện an toàn, tiết kiệm điện năng khi thời tiết rét buốt

Cách sử dụng máy sưởi điện an toàn, tiết kiệm điện năng khi thời tiết rét buốt

28/01/2024 09:44

Hiện nay thời tiết ở miền Bắc đang rất rét, có nơi xuống âm độ khiến nhiều gia đình lựa chọn máy sưởi điện. Tuy nhiên khi dùng sản phẩm này cần đảm bảo đúng cách để đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện năng.

Bán vé số Tết: Miền Tây đắt như tôm tươi, TP.HCM thấp thỏm lo

Bán vé số Tết: Miền Tây đắt như tôm tươi, TP.HCM thấp thỏm lo

27/01/2024 09:30

Theo những người bán vé số, dịp Tết tại miền Tây bán rất đắt, không đủ vé để bán, trong khi khu vực TP.HCM và Đông Nam Bộ, người lao động về quê hết nên vé số sẽ bị dư.

Bổ sung hàng chục ngàn vé máy bay tết

Bổ sung hàng chục ngàn vé máy bay tết

26/01/2024 16:45

Vietjet Air là hãng mới nhất bổ sung hơn 700 chuyến bay với hàng trăm ngàn chỗ. Vietnam Airlines thuê thêm 4 máy bay phục vụ nhu cầu tết.

An Giang: DN An Thịnh “chắc tay” gói thầu xây dựng điểm trường gần 20 tỷ?

An Giang: DN An Thịnh “chắc tay” gói thầu xây dựng điểm trường gần 20 tỷ?

26/01/2024 14:02

BQLDA ĐTXD khu vực huyện Châu Phú đã mở E-HSDXKT Gói thầu số 17: Thi công xây lắp các điểm trường tiểu học thuộc các xã Bình Thủy, Bình Mỹ, Đào Hữu Cảnh và thị trấn Cái Dầu. Duy nhất Công ty An Thịnh dự thầu…

Chốt sổ 2023, cây ‘châu báu’ này mang về cho Việt Nam 3 tỷ USD: Sản lượng top 3 thế giới, Trung Quốc giá nào cũng mua

Chốt sổ 2023, cây ‘châu báu’ này mang về cho Việt Nam 3 tỷ USD: Sản lượng top 3 thế giới, Trung Quốc giá nào cũng mua

26/01/2024 11:33

Hiện Việt Nam trở thành 1 trong 3 quốc gia đứng đầu ngành hàng này.

TP.HCM yêu cầu nộp hơn 2.200 tỉ đồng, vì sao Công ty Tân Thuận xin hoãn?

TP.HCM yêu cầu nộp hơn 2.200 tỉ đồng, vì sao Công ty Tân Thuận xin hoãn?

26/01/2024 08:25

Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) xin hoãn nộp hơn 2.200 tỉ đồng khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ theo yêu cầu của UBND TP.HCM.

Giá xăng tăng gần 1.000 đồng/lít

Giá xăng tăng gần 1.000 đồng/lít

25/01/2024 16:00

Từ 15h hôm nay 25/1, giá xăng E5 RON 92 tăng 753 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 925 đồng/lít.

Cáp treo núi Bà Đen chạy suốt 3 tháng không thu nổi 2 tỷ đồng

Cáp treo núi Bà Đen chạy suốt 3 tháng không thu nổi 2 tỷ đồng

25/01/2024 10:06

Doanh thu thuần của CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh trong quý IV/2023 chỉ đạt 1,6 tỷ đồng, tức chưa đầy 18 triệu đồng/ngày, giảm 65% so với cùng kỳ năm 2022.

Sản phẩm thịt heo OCOP đầu tiên của Đồng Nai

Sản phẩm thịt heo OCOP đầu tiên của Đồng Nai

25/01/2024 09:16

Đồng Nai có tổng đàn heo, gà thuộc tốp đầu cả nước, cũng là tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đứng tốp đầu của vùng Đông Nam bộ.

Nhờ đâu PNJ báo lãi kỷ lục gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2023?

Nhờ đâu PNJ báo lãi kỷ lục gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2023?

23/01/2024 21:13

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với doanh thu thuần 33.137 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt mức kỷ lục 1.971 tỷ đồng.