largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Khai thác cát uy hiếp sinh kế của người dân

Ngày 14.7, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) và Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại VN (WWF - VN) tổ chức Hội thảo báo cáo tiến độ xây dựng ngân hàng cát và kế hoạch ổn định hình thái sông cho ĐBSCL.

Đây là hai hoạt động của Dự án quản lý khai thác cát bền vững được thực hiện tại 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL.

Một năm thêm 147 điểm sạt lở

Thông tin tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), cho biết tình trạng sạt lở bờ sông bờ biển ở ĐBSCL đã và đang diễn ra khốc liệt. “Hằng năm sạt lở đang khiến chúng ta mất đi rất nhiều hạ tầng, đường sá, nhà cửa, đất đai của người dân. Sạt lở là mối đe dọa thường trực đối với hàng ngàn hộ dân ĐBSCL, uy hiếp sản xuất, sinh kế người dân”, ông Tiến nói. Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai, tính đến cuối năm 2021, ĐBSCL có 751 khu vực sạt lở với tổng chiều dài lên đến 976 km, tăng thêm 147 khu vực sạt lở so với năm 2020.

Chỉ tính 5 tỉnh ven sông, ven biển là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau hiện có gần 20.000 hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cần phải di dời.

Nhu cầu về cát cho xây dựng ở ĐBSCL hiện rất lớn, trong khi nguồn cát bồi đắp từ sông Mê Kông ngày một ít đi ĐÌNH TUYỂN

Nhu cầu về cát cho xây dựng ở ĐBSCL hiện rất lớn, trong khi nguồn cát bồi đắp từ sông Mê Kông ngày một ít đi ĐÌNH TUYỂN

Theo ông Tiến có nhiều nguyên nhân dẫn đến sạt lở nhưng nguyên nhân nan giải nhất là tình trạng khai thác cát thiếu bền vững, đặc biệt là khai thác cát trái phép. Cán cân cung - cầu cát quá mất cân đối đã dẫn đến tình trạng khai thác cát lậu, khai thác cát trái phép xảy ra khắp ĐBSCL; lợi ích rơi vào các nhóm lợi ích.

“Nếu không có những giải pháp đồng bộ trong quản lý khai thác cát ngay từ bây giờ thì trong tương lai trước sự tác động ngày càng gia tăng của các đập thủy điện, thiếu hụt cát sẽ càng trầm trọng và sạt lở sẽ còn dữ dội hơn”, ông Tiến nói.

Ở một góc khác, chuyên gia thủy lợi Đoàn Văn Bình, Trường ĐH Việt - Đức (TP.HCM), cho biết riêng về cát đáy sông, hằng năm từ Campuchia chảy về ĐBSCL chỉ còn khoảng 5,4 triệu tấn, trong khi số liệu khảo sát của ông cho thấy lượng cát đang khai thác tại khu vực trên có thể lên tới 67 triệu tấn/năm. Có nghĩa là lượng cát từ sông Mê Kông bù đắp cho ĐBSCL thấp hơn rất nhiều so với lượng cát khai thác.

Ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), thừa nhận : “Nhu cầu cát trong xây dựng cũng giống như cơm gạo trong cuộc sống, bất kỳ việc gì liên quan đến xây dựng đều phải dùng đến cát. Số liệu các địa phương gửi dự báo nhu cầu sử dụng năm 2020 là 600 triệu m3. Thế nhưng, số liệu cấp cho các mỏ lại thấp hơn rất nhiều so với con số nhu cầu tiêu thụ thực tế. Chính sự chênh lệch giữa nhu cầu thực tế và lượng cát được cấp phép đã dẫn đến tình trạng cát tặc lộng hành, quản lý khai thác cát gặp nhiều khó khăn. Tôi đã đi kiểm tra và đã đi làm việc với nhiều tỉnh thành thì ở đâu cũng có, không phải ít mà cực kỳ nhiều”, ông Bắc nói.

Cần xem cát là khoáng sản chiến lược

Theo ông Phạm Văn Bắc, trong bối cảnh hiện nay, xây dựng dự án ngân hàng cát thì cần sớm xác định là có bao nhiêu cát. Đầu vào của cát ở đâu, còn lại bao nhiêu. Đầu ra là khai thác cát thì cần xác định mức khai thác. Từ đó từng địa phương trong vùng cần đưa và quy hoạch khai thác khoáng sản như thế nào. Đặc biệt là khi kết thúc cần đề xuất để Chính phủ xem xét phê duyệt để đưa ra kế hoạch bảo tồn cát, khai thác cát ĐBSCL bền vững cũng như phát triển vật liệu thay thế cát.

Ông Hoàng Việt, Giám đốc Dự án quản lý cát bền vững (WWF - VN), cho biết mục tiêu của dự án là đóng góp cho việc thay đổi chính sách về quản lý cát tại VN. Dữ liệu từ ngân hàng cát cũng như dự án ổn định hình thái lòng sông sẽ được vận dụng tối đa để đóng góp vào dữ liệu của các cơ quan như Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT phục vụ cho việc quản lý liên quan đến cát.

Ở phạm vi rộng hơn, ông Marc Goichot, Quản lý Chương trình nước ngọt (WWF châu Á - Thái Bình Dương), đánh giá dự án hướng đến việc lan tỏa đến cả các nước trong lưu vực sông Mê Kông, bởi cát là nguồn tài nguyên chung của các quốc gia. Đó cũng là lý do dự án có sự tham gia của Ủy hội sông Mê Kông để có tiếng nói chung.

“Khi khai thác cát phục vụ cho phát triển thì tất yếu phải đánh đổi bằng môi trường và những thiệt hại từ sạt lở, mất đất, nhà cửa, sinh kế của người dân. Vì vậy, điều quan trọng nhất, là phải có sự đánh giá đúng mức đối với giá trị của cát và nhìn nhận cát là nguồn tài nguyên chiến lược và quản lý chặt chẽ bằng chương trình chiến lược, xem xét ảnh hưởng trên bình diện toàn đồng bằng và lưu vực”, ông Marc Goichot nói.

 
Hiện tại hành lang pháp lý liên quan quản lý cấp phép, khai thác cát đã gần như hoàn chỉnh nhưng quan trọng là quản lý như thế nào thì 90% trách nhiệm thuộc về địa phương, 10% thuộc quản lý của các cấp quản lý ngành.

Ông Phạm Văn Bắc

Biết gì về Nhà sách Tiến Thọ kinh doanh chui?

Biết gì về Nhà sách Tiến Thọ kinh doanh chui?

07/05/2024 06:49

Chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC), hàng loạt cơ sở Nhà sách Tiến Thọ được ghi nhận vẫn hoạt động, bất chấp nguy hiểm có thể xảy ra cho khách hàng.

Cty Tâm An Techcons 2 ngày liên tiếp trúng 4 gói thầu tại huyện Dương Minh Châu

Cty Tâm An Techcons 2 ngày liên tiếp trúng 4 gói thầu tại huyện Dương Minh Châu

06/05/2024 21:42

Chỉ trong 2 ngày (11 và 12/4), Công ty TNHH MTV Tâm An Techcons đã được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Dương Minh Châu công bố trúng 4 gói thầu, đều “một mình một ngựa”…

Bệnh viện II Lâm Đồng mua máy CT-Scanner giá cao hơn hàng tỷ đồng

Bệnh viện II Lâm Đồng mua máy CT-Scanner giá cao hơn hàng tỷ đồng

06/05/2024 14:59

Máy CT-Scanner 64 dãy được Bệnh viện II Lâm Đồng mua với giá 21.416.010.000 đồng, cao hơn khoảng 5 tỷ đồng so với bệnh viện khác mua, dù gần như giống nhau về thông số, cấu hình, yêu cầu tính năng,…

Thanh Hóa: Chỉ 1 liên danh tham gia gói thầu 56 tỷ đồng của huyện Như Thanh

Thanh Hóa: Chỉ 1 liên danh tham gia gói thầu 56 tỷ đồng của huyện Như Thanh

06/05/2024 12:52

Nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ dự thầu và trúng thầu là Liên danh Công ty CP Đầu tư Xây dựng G9 Windows - Công ty TNHH Tân Nam Thành với giá trúng thầu 56,799 tỷ đồng.

Công ty TNHH Cây xanh Công Minh có tỷ lệ trúng thầu cao đến 'bất thường'

Công ty TNHH Cây xanh Công Minh có tỷ lệ trúng thầu cao đến 'bất thường'

06/05/2024 12:44

Không chỉ Đắk Lắk và Lâm Đồng, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an còn có văn bản yêu cầu Phú Yên, Quảng Ngãi, Đắk Nông cung cấp tài liệu liên quan đến các dự án do Công ty Cây xanh Công Minh thực hiện.

PV Gas City: Lỗ kỷ lục, vi phạm liên tiếp nên cổ phiếu vào diện bị kiểm soát

PV Gas City: Lỗ kỷ lục, vi phạm liên tiếp nên cổ phiếu vào diện bị kiểm soát

06/05/2024 12:38

CTCP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị (PV Gas City, HNX: PCG) ghi nhận khoản lỗ sau thuế gần 5 tỷ đồng trong quý 1/2024, đánh dấu mức lỗ quý lớn nhất trong 4 năm gần nhất.

Xi măng Vicem Hà Tiên: Lỗ nặng trong quý 1, cổ phiếu không còn gì hấp dẫn

Xi măng Vicem Hà Tiên: Lỗ nặng trong quý 1, cổ phiếu không còn gì hấp dẫn

06/05/2024 12:21

CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên (HT1) ghi nhận lỗ ròng 25 tỷ đồng trong quý 1 năm 2024 do nhu cầu xi măng giảm. SSI Research nhận định lợi nhuận của HT1 có thể đã chạm đáy và sẽ bắt đầu phục hồi trong Q2/2024.

Một mình Công ty TNHH Chí Sang tham gia gói thầu hơn 10 tỷ của xã Tân Kiên

Một mình Công ty TNHH Chí Sang tham gia gói thầu hơn 10 tỷ của xã Tân Kiên

06/05/2024 07:50

Gói thầu Xây lắp thuộc dự án Nâng cấp đường Bông Văn Dĩa (từ hầm chui - ranh Tân Nhựt) của chủ đầu tư UBND xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP HCM) đã có kết quả mở thầu.

Kiều hối sẽ là trợ lực cho nhiều doanh nghiệp địa ốc đang cần vốn

Kiều hối sẽ là trợ lực cho nhiều doanh nghiệp địa ốc đang cần vốn

05/05/2024 16:39

Theo VARS Luật Đất đai năm 2024, dự kiến có hiệu lực từ 1/7, có nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều.

DGC: Doanh thu lợi nhuận quý 1 giảm, dự kiến bứt phá 27% trong 2 năm tới

DGC: Doanh thu lợi nhuận quý 1 giảm, dự kiến bứt phá 27% trong 2 năm tới

05/05/2024 10:00

Hóa chất Đức Giang (DGC) ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1 sụt giảm so với cùng kỳ. Theo MBS, lợi nhuận của DGC sẽ tăng trưởng 15 - 27% giai đoạn 2024 -2025.