Khách thuê vật vã "cõng" chi phí mặt bằng: Chuyên gia chỉ loạt cách cứu
Theo chuyên gia, để phục hồi kinh tế sau dịch và tiếp tục tăng trưởng, các cửa hàng kinh doanh ăn uống cần hoạch định các chiến lược mở rộng cửa hàng phù hợp.

Chi phí mặt bằng lớn, chủ hàng tìm mọi cách xoay sở thời đại dịch (Ảnh: N.M)
Vật vã với khoản tiền mặt bằng lớn
Mở quán cà phê chưa đầy 3 tháng, chị My Lan (Hà Đông, Hà Nội) giờ như ngồi trên đống lửa sau khoảng thời gian dài thành phố thực hiện giãn cách. Chị Lan thuê mặt bằng khá rộng với diện tích sàn 150 m2 nhân trên 3 tầng. Khoản tiền thuê được chị đóng theo năm với số tiền rất lớn, lên tới cả tỷ đồng.
Nghe thông tin Hà Nội xem xét nới lỏng giãn cách, chị khấp khởi chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng hoạt động trở lại. Với gánh nặng mặt bằng quá lớn, bỏ không ngày nào chị Lan thấy xót ngày đó.
Làm chủ một quán ăn uống kết hợp cà phê gần các đại học, anh Hùng cũng phải bỏ ra số tiền thuê mặt bằng lên tới 500 triệu đồng/năm. Khi cửa hàng đóng cửa để thực hiện giãn cách, một số chi phí khác tạm dừng song theo anh Hùng, khoản tiền thuê mặt bằng vẫn cứ phải đóng đều.
Sắp tới mở cửa lại sau thời gian dài giãn cách cũng là thời điểm cửa hàng anh phải thu xếp tiếp tiền đóng cho kỳ thanh toán tiếp theo. Cũng giống như nhiều người làm kinh doanh dịch vụ ăn uống thời điểm này, anh Hùng tranh thủ lên phương án để có thể tồn tại, xoay xở trong đại dịch như việc tiết giảm mọi chi phí, sẵn sàng các phương án "chỉ bán mang về", thiết kế lại không gian để đảm bảo giãn cách…
"Số tiền mặt bằng quá lớn khiến tôi không thể phí phạm bất kỳ ngày nào khi Hà Nội thực hiện nới lỏng giãn cách cho phép dịch vụ ăn uống hoạt động trở lại", anh Hùng chia sẻ.
Kể từ đợt dịch bùng đại dịch Covid-19 vào cuối tháng 4 tại TPHCM và tiếp tục phức tạp trong những tháng gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, trả mặt bằng hoặc thu hẹp mô hình kinh doanh.
Ghi nhận của phóng viên tại một loạt trang thông tin rao bán bất động sản, nhà hàng, quán xá được bán, sang nhượng rất nhiều. Đặc biệt ở những nơi có chi phí mặt bằng đắt đỏ như khu vực Hoàn Kiếm hay các quận trung tâm khác, hoạt động rao bán càng diễn ra mạnh hơn.
Theo quan sát của giới chuyên gia, bên cạnh những trường hợp quá khó khăn phải từ bỏ "cuộc chơi", nhiều doanh nghiệp và tiểu thương ngành dịch vụ ăn uống F&B đã có rất nhiều hình thức thay đổi trong phương pháp kinh doanh để thích ứng với đại dịch.
Ngay đổi với các nhà hàng ăn uống thương hiệu lớn, chất lượng cao cấp với mô hình phục vụ tại chỗ sang trọng cũng đang dần thay đổi chiến lược, chuyển sang phân khúc khách địa phương. Phân khúc khách hàng này tuy thuộc tầng lớp thu nhập trung bình - khá nhưng có nhu cầu ăn uống ổn định và bền vững hơn nhiều, đảm bảo tăng trưởng doanh thu bình ổn hơn cho các doanh nghiệp.
Lời khuyên chuyên gia trong chọn mặt bằng
Bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý cho thuê mặt bằng bán lẻ tại Savills Việt Nam, nhận định, để phục hồi kinh tế sau dịch và tiếp tục tăng trưởng các cửa hàng kinh doanh ăn uống cần hoạch định các chiến lược mở rộng cửa hàng phù hợp.
Trong đó, cần lựa chọn địa điểm kỹ càng, không cần tập trung nhiều cửa hàng tại một khu vực trung tâm mà nên xây dựng mạng lưới cửa hàng dàn trải trên diện rộng tại nhiều quận, thành phố, địa phương.
"Điều này để tối đa hóa sự tiếp cận đến càng nhiều khách hàng nội địa càng tốt, vừa cung cấp sự tiện lợi ăn uống ngay tại khu vực khách hàng ở, vừa bao phủ diện rộng cho mạng lưới vận chuyển và bán hàng mang đi của hãng", bà Quyên nói.
Vị chuyên gia cũng cho rằng, cần thu gọn lại diện tích không gian quán chỉ nên vừa đủ, hợp lý để tránh lãng phí không gian và chi phí. Trước đây, các nhà hàng hay quán cà phê thường hay chú trọng vào hình thức trải nghiệm không gian tại quán, làm ảnh hưởng tới biên lợi nhuận.
"Quản lý các chi phí thuê mặt bằng chỉ nên tối đa 10-16% doanh thu để duy trì hiệu quả cửa hàng", bà Quyên nhấn mạnh.
Ngoài ra, vị này cho rằng cần tinh gọn bộ máy và chi phí hoạt động của quán bao gồm giảm số lượng nhân viên làm việc tại cửa hàng với chương trình huấn luyện đa nhiệm cho mỗi nhân viên để sử dụng nguồn lực nhân sự hiệu quả hơn.
"Tập trung nguồn lực và phần tài chính tiết kiệm được đó để đầu tư và nuôi dưỡng hệ thống phân phối và kênh giao nhận hiệu quả, chăm chút vào các thông điệp marketing online, chăm sóc giá trị tinh thần và trải nghiệm của khách hàng tại nhà đối với sản phẩm của mình", bà Quyên khuyên.
TP HCM: Môi trường Nam Việt trúng gói bảo dưỡng gần 3,6 tỷ
Dự thầu với giá hơn 3,577 tỷ đồng, ngày 18/04/2025, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Ban QLDA ĐTXD) khu vực huyện Hóc Môn (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty Môi trường Nam Việt trúng thầu.
Long An: Đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng mới Bệnh viện Phổi
Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao cho nhân dân, ngày 18/02/2025, UBND tỉnh Long An đã phê duyệt Quyết định 1514/QĐ-UBND dự án xây mới bệnh viện Phổi với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng.
Trà Vinh: Liên danh 2 thành viên trúng thầu nâng cấp cầu Trâm Bầu
Là nhà thầu duy nhất dự gói thầu số 9: Thi công xây dựng công trình, Liên danh Thảo Thành - Thái Bình vừa được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cầu Kè công bố trúng thầu với giá gần 3 tỷ đồng.
Tiền Giang: Gói thầu sửa chữa ĐT 873B hơn 4,6 tỷ về tay Hữu Lợi
Vượt 3 đối thủ, Công ty TNHH xây dựng-thương mại-dịch vụ Hữu Lợi trúng gói thầu xây lắp thuộc dự án sửa chữa mặt đường và hệ thống thoát nước Đường tỉnh 873B từ làng nghề tủ thờ Gò Công đến cầu Ông Non.
KonTum: Gói thầu thi công đường giao thông tại Ngọc Hồi tiết kiệm được 8 triệu đồng
Công ty TNHH MTV Minh Khang là nhà thầu duy nhất tham dự và trúng gói thi công đường giao thông xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum), với giá 3,095 tỷ đồng.
Công ty Thanh Lịch: 1 tháng trúng 4 gói thầu tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp
Trong tháng 12/2024, Ban Quản lý dự án và phát triển quỹ đất huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) ban hành 4 quyết định phê duyệt cho Công ty TNHH Xây dựng Thanh Lịch trúng thầu, tổng giá trị trúng thầu hơn 13 tỷ đồng.
Cấp nước Sài Gòn: Nhà thầu quen tiếp tục thắng gói thầu hơn 8 tỷ
Vượt qua 2 đối thủ cạnh tranh, Công ty TNHH thương mại xây dựng Việt Long vừa trúng gói thầu cấp nước hơn 8,3 tỷ đồng do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) làm chủ đầu tư.
1 ngày, Cty Ngọc Diệp Long An trúng 2 gói thầu tại huyện Đức Hòa
Chỉ trong ngày 17/4/2025, Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Đức Hòa (Long An) đã phê duyệt cho Công ty TNHH ĐT XD Ngọc Diệp Long An trúng 2 gói xây lắp.
BR-VT: Cuộc đua giành gói dịch vụ công ích năm 2025 tại Phú Mỹ
Giảm giá đến 12,59%, liệu rằng Liên danh Cây xanh Phú Mỹ (Công ty CP Phát triển Công viên Cây xanh và Đô thị Vũng Tàu làm đại diện) có trúng gói thầu Dịch vụ công ích năm 2025 tại thị xã Phú Mỹ…
Cần Thơ: Nhà thầu nào trúng gói nâng cấp đường hơn 10 tỷ tại Ô Môn?
UBND quận Ô Môn đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu Thi công xây dựng Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Út Sắt - Ngã ba Đình giáp Bình Hòa A, thuộc phường Phước Thới, quận Ô Môn.