Hành trình vô vọng tìm con gái mất tích của mẹ Diễm My
Gia đình cô gái Diễm My trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai xảy ra ở Long An cho biết đã dùng mọi cách tìm con nhưng không được, họ đang trông chờ vào cơ quan điều tra.
“Những ngày đi tìm con gái, tôi bệnh nặng phải truyền máu, cứ nghĩ mình không qua khỏi. Khi đứng giữa lằn ranh sinh tử, tôi nghĩ nếu chết rồi thì làm sao đi cứu con. Tôi đã cố vươn lên để sống”, bà Đoàn Thị Tuyết Mai (50 tuổi, ngụ quận Bình Tân) kể về động lực tìm con gái Võ Thị Diễm My (23 tuổi) trong những ngày bị bệnh nặng.
Ngày 16/5, Công an tỉnh Long An thông báo truy tìm Diễm My để làm rõ vụ án Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, do bị can Lê Tùng Vân (89 tuổi) và các đồng phạm thực hiện.
Ngược xuôi tìm con
Kể về hành trình tìm kiếm con gái mất tích hơn 2 năm, bà Đoàn Thị Tuyết Mai vừa nói vừa khóc.
Bà cho biết từ ngày 11/6/2020, Diễm My lén gia đình bỏ trốn khỏi nhà rồi mất liên lạc, vợ chồng bà chưa có một giấc ngủ ngon.

Bà Mai bật khóc khi nói về con gái Diễm My. Ảnh: An Huy.
Khoảng thời gian trên, vợ chồng bà Mai thường xuyên lang thang ngoài đường, đi khắp nơi hỏi thăm tin tức về con gái. Bà đã đến các tỉnh miền Tây, miền Nam để tìm con. Ai gọi điện thoại báo tin nhìn thấy người giống Diễm My, bà cũng tìm đến. “Tất cả đều vô vọng”, bà Mai sụt sùi.
Theo người mẹ, Diễm My là cô gái ngoan, học giỏi. Trước khi biết đến Tịnh thất Bồng Lai, Diễm My đang là sinh viên năm 3 đại học. Gia đình cũng đã chuẩn bị xong giấy tờ chờ ngày con đi nước ngoài du học.
Khi đến Tịnh thất Bồng Lai vài lần, Diễm My trở thành một người khác hoàn toàn, tính tình thay đổi. Con gái lúc nào cũng tôn sùng Lê Tùng Vân và các đệ tử, không để tầm lời nói cha mẹ.
“Trước đây Diễm My một lòng theo Tịnh thất Bồng Lai. Trong thời gian mất liên lạc gia đình, tôi nghĩ con gái cũng ở trong tịnh thất hoặc bị người nơi đó giấu nên tìm không ra”, bà Mai Mẹ Diễm My cho biết trên hành trình tìm kiếm con gái, nhiều lúc gia đình tuyệt vọng, nhưng tình thương đã thôi thúc bà không bỏ cuộc. Đến nay, bà đã làm đơn cầu cứu công an nhiều địa phương, thậm chí lên mạng xã hội nhờ tìm con gái nhưng chưa được.

Diễm My trong một lần livestream trên mạng xã hội. Ảnh: N.A.
“Trong một buổi livestream trên Facebook, có người gọi điện đến chồng tôi là anh Võ Văn Thắng thông báo đã tìm thấy Diễm My. Lúc đó tôi rất mừng. Tuy nhiên, biết được là nguồn tin giả, tôi như suy sụp. Tôi lạc mất con gái đã rất đau khổ nhưng nhiều người còn lên mạng xã hội công kích, tấn công gia đình tôi”, bà Mai bày tỏ.
Người phụ nữ cho biết sau thời gian dài sống trong tâm trạng đau buồn, bà đã đổ bệnh phải nhập viện cấp cứu, truyền máu.
“Bác sĩ nói tôi đang nguy kịch. Lúc đó, tôi sợ mình chết. Nếu ra đi thì làm sao tìm cách cứu con, gặp lại con nên tôi cố sống”, bà Mai nói rồi bật khóc.
Gia đình Diễm My đã thử mọi cách để tìm con, từ thuê thám tử đến tin vào tâm linh nhưng đều vô vọng. Họ hy vọng khi Công an tỉnh Long An khởi tố ông Lê Tùng Vân và các đệ tử thì Diễm My sẽ sớm được tìm thấy.
“Mẹ mong muốn con tỉnh ngộ, nhận ra con đường sai trái. Con nên quay về nhà, không có gì bằng gia đình. Mẹ tha thứ cho con tất cả. Cha mẹ lúc nào cũng thương con”, bà Mai gửi lời đến con gái.
Mang theo số tiền lớn bỏ trốn?
Theo lời bà Mai, năm 2019, gia đình bà đến thăm cảnh chùa ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đêm ngủ tại chùa, Diễm My đã gặp nhóm người sống trong Tịnh thất Bồng Lai.

Căn nhà đang xây dang dở ở Tịnh thất Bồng Lai. Ảnh: An Huy.
Nhóm này giới thiệu Diễm My rằng ngôi chùa của họ rất đặc biệt, có hoa ưu đàm nở rộ. Tu ở chùa sẽ thành thiên tài và họ mời Diễm My vào ngày 12/4/2019 đến chơi. “Tôi ở kế bên nên nghe rất rõ”, bà Mai nói.Sau khi về nhà ở quận Bình Tân (TP.HCM) Diễm My cùng một số anh em trong dòng họ đến Tịnh thất Bồng Lai tham quan. Khi về nhà, những người trong tịnh thất liên tục gọi điện thoại Diễm My mời xuống học giáo lý nhà phật 3 buổi mỗi tuần.
“Tôi nghĩ con đi học phật pháp là điều thiện nên đồng ý. Con gái đem theo cả cơm xuống dưới tịnh thất ăn và mua sữa từ thiện cho các chú tiểu. Con bé đi suốt 2 tháng liền”, bà Mai kể.

Cơ quan chức năng trong một lần làm việc ở Tịnh thất Bồng Lai. Ảnh: A.L.
Người mẹ nói tiếp, hơn 2 tháng sau, ngày gia đình đưa con gái ra sân bay Tân Sơn Nhất đi nước ngoài du học, Diễm My đã lén bỏ trốn mang theo số tiền khá lớn. Biết tin, bà cùng chồng tìm kiếm con khắp nơi không được.
Vài hôm sau, bà mới biết Diễm My đã bỏ trốn đến Tịnh thất Bồng Lai và xin đi tu. Bà xuống Long An thăm con, thấy cảnh nam nữ sống chung như một gia đình, không giống chùa nên đã dẫn con về trong đêm.
“Bắt đầu thời điểm đó, tính nết con gái thay đổi đột ngột. Con gái tôi suốt ngày khóc, van xin cha mẹ đến tịnh thất để tu. Biết tinh thần con không ổn, tôi đã đưa con ra Hà Nội chữa bệnh tâm lý” bà Mai chia sẻ.
Sau khi chữa bệnh, Diễm My tiếp tục bị những người ở tịnh thất gọi điện lôi kéo, đến ngày 7/9 thì bỏ trốn khỏi nhà.
Không khuyên nhủ được con
“Từ thời điểm đó, cuộc tìm kiếm con gái rất gian nan. Tôi nhờ người thân giả thành những đoàn từ thiện vào phát quà, thăm các đứa bé trong tịnh thất nhưng không thấy Diễm My đâu”, bà Mai nói.
Theo bà Mai, tháng 10/2019 (3 tháng sau) ông Lê Tùng Vân gọi điện cho gia đình bà cho biết Diễm My đang ở Tịnh thất Bồng Lai và thông báo có thể đến gặp con nhưng không được dẫn đi.
“Nghe vậy tôi đồng ý vì muốn gặp con rồi tính tiếp. Chồng tôi đã đến tịnh thất khuyên đủ điều nhưng con gái không nghe. Diễm My sau đó lấy cớ đi vệ sinh rồi trốn luôn”, người mẹ nói.
3 ngày sau, vì quá bức xúc, vợ chồng bà cùng với người thân đến nơi này tìm kiếm. Trong lúc xô xát dẫn đến một một người trong tịnh thất bị thương ở mặt. Sau thời điểm đó, gia đình hoàn toàn không liên lạc được con gái.
Sau một thời gian dài, Công an huyện Đức Hòa đã mời Diễm My và bà Cao Thị Cúc (chủ căn nhà tự xưng Tịnh thất Bồng Lai) lên làm các giấy tờ về lưu trú. Gia đình bà Mai thấy con gái quá ốm, sức khỏe không tốt nên đưa về nhà chăm sóc.
Khoảng 6 tháng sau, Diễm My nhảy từ lầu 2 xuống mái tôn nhà hàng xóm, bỏ trốn khỏi nhà rồi mất tích.
Đến nay, Công an tỉnh Long An đã khởi tố 5 người sống trong Tịnh thất Bồng Lai tại ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây (huyện Đức Hòa) về tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Nam bị can gồm ông Lê Tùng Vân (89 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi), Cao Thị Cúc (62 tuổi, cùng ngụ xã Hòa Khánh Tây).
Trong số này, Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên, Trùng Dương bị bắt tạm giam, còn bị can Lê Tùng Vân, Cao Thị Cúc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Ngày 25/2, VKSND huyện Đức Hòa đã có quyết định chuyển hồ sơ vụ án hình sự Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại Tịnh thất Bồng Lai cho Công an tỉnh Long An điều tra.
Dự kiến tên gọi, trung tâm hành chính 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Khai mạc triển lãm '50 năm vang mãi bản hùng ca'
Sáng ngày 08/4 đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca" tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh.
TP.HCM lắp đặt 22 màn hình LED phục vụ người dân xem diễu binh, diễu hành 30/4
Nhằm phục vụ người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP.HCM sẽ bố trí 22 màn hình LED tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%