Hai bộ ra kế hoạch thanh tra diện rộng về đất đai, xây dựng
Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có kế hoạch thanh kiểm tra năm 2022, trong đó các lĩnh vực như xây dựng nhà ở và đất đai sẽ là những trọng tâm thanh, kiểm tra.
Theo kế hoạch thanh tra 2022 mà Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký, phần thanh tra chuyên ngành sẽ tập trung vào công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại một số dự án do các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư và công tác quản lý nhà nước ngành xây dựng tại các tỉnh, thành phố.
Sẽ thanh tra về quỹ đất nhà ở xã hội
Cụ thể, Bộ Xây dựng sẽ thanh tra công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng tại Ban quản lý dự án Thăng Long Bộ Giao thông Vận tải và Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam – CTCP.
Còn thanh tra công tác quản lý nhà nước ngành xây dựng trong các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, thực hiện theo quy hoạch, hoạt động đầu tư xây dựng, hoạt động kinh doanh bất động sản sẽ tiến hành với UBND 3 tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hậu Giang.

Một dự án ôm đất nhiều năm tại phường Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nay bị biến thành cánh đồng trồng rau của cư dân sống quanh đó.
Đặc biệt, Bộ cũng sẽ thanh tra 2 chuyên đề diện rộng đối với 11 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An.Chuyên đề thứ nhất là về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư trên địa bàn. Đối tượng thanh tra là chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chuyên đề thứ hai là về việc dành quỹ đất để đầu tư, phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị. Đối tượng thanh tra là UBND tỉnh, chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Dự án ôm đất bị đưa vào tầm ngắm
Còn về kế hoạch thanh tra năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ sẽ tập trung thanh tra diện rộng, thanh tra chuyên đề kết hợp nhiều lĩnh vực về đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn đối với một số hồ thủy lợi lớn...
Trong lĩnh vực đất đai, Bộ sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường và đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, có sai phạm trong quản lý sử dụng đất.
Về lĩnh vực môi trường, Bộ sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại ở các cơ sở nhiệt điện, xi măng, sản xuất gang, thép; trách nhiệm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn các tỉnh, thành phố lớn; các cơ sở có nguồn khí thải lớn.
Ở lĩnh vực khoáng sản, Bộ TN&MT sẽ thanh tra tình hình cấp phép đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường có thu hồi khoáng sản đi kèm là đá vôi công nghiệp, nguyên liệu xi măng, đá ốp lát trong quá trình khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; thanh tra công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác, đóng cửa mỏ khoáng sản.
Bộ cũng sẽ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các đơn vị khai thác, sử dụng nước đa mục tiêu, có quy mô lớn.
Ông Lê Vũ Tuấn Anh, Chánh Thanh tra Bộ TN&MT cho biết, trong gần 2 năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra tài nguyên môi trường gặp rất nhiều khó khăn. Một số kế hoạch phải dừng lại do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ngược trở lại các năm trước, giai đoạn 2015 – 2020, các đơn vị trực thuộc Bộ đã triển khai 729 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với hơn 6.000 tổ chức; 490 cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra. Kết quả đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 1.269 tổ chức với hơn 204 tỷ đồng, kiến nghị truy thu nộp ngân sách nhà nước 912 triệu đồng, buộc bồi thường cho người dân các tỉnh bị ảnh hưởng là hơn 11.000 tỷ đồng.
Hiệu An Phương vượt mặt công ty khác để trúng gói thầu 11 tỷ ở quận 12
Vừa qua, Công ty TNHH Hiệu An Phương trúng gói thầu Xây lắp - Bê tông hóa bờ bao rạch Bà The của chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Quận 12, TP HCM.
Tây Ninh: Công ty Tấn Uyên một mình dự gói thầu hơn 3 tỷ đồng
Gói thầu xây dựng, thuộc Dự án Cống thoát nước đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ đường Lý Tự Trọng đến đường Dương Bạch Mai) đã hoàn thành mở thầu; duy nhất Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng Tấn Uyên dự thầu…
Xây dựng Thương mại Đức Tài 1 ngày trúng 2 gói thầu tiền tỷ ở huyện Krông Pắc
Chỉ trong ngày 7/5/2024, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Dịch vụ Đức Tài trúng 2 gói thầu tiền tỷ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
Gói thầu thi công hệ thống chiếu sáng đường tỉnh 864 có về tay Lữ Gia?
Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông tỉnh Tiền Giang (chủ đầu tư) đã hoàn thành mở thầu gói Thi công xây dựng hệ thống chiếu sáng trên Đường tỉnh 864 (đoạn từ QL.50 đến hết cầu Chợ Gạo)
Bình Thuận: Cuộc đua “song mã” giành gói thầu hơn 12 tỷ tại Đức Linh
Ban QLDA ĐTXD huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã hoàn thành mở E-HSĐXKT Gói thầu số 3: Xây lắp toàn bộ công trình bê tông hóa - đường trung tâm thị trấn Võ Xu, trị giá hơn 12 tỷ đồng; có 2 đơn vị tham dự thầu…
Làm rõ việc Trương Mỹ Lan có thông qua Viva Land để mua cổ phần KĐT Sing Việt
Khu tái định cư - khu đô thị Sing Việt diện tích 360ha tại huyện Bình Chánh là một trong những dự án treo hơn 20 năm qua tại TP HCM.
Vụ khu ''đất vàng'' 152 Trần Phú: Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý nghiêm
Thanh tra Chính phủ kiến nghị xem xét trách nhiệm, có hình thức kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã để xảy ra sai phạm...
Điểm tên loạt ông lớn địa ốc báo lỗ quý đầu năm
Trải qua năm 2023 với nhiều chông gai, đa phần các doanh nghiệp bất động sản đều đánh giá khó khăn nhất đã qua đi và kỳ vọng tương lai sáng hơn trong năm 2024.
Hải Dương chi 1560 tỷ đồng đầu tư những dự án giao thông nào
HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII vừa ban hành các Nghị quyết về việc quyết định đầu tư xây dựng 5 dự án giao thông với tổng mức đầu tư 1.560 tỷ đồng.
Xây dựng Thiên Phước Lộc không đối thủ trong gói thầu của Phòng kinh tế Thuận An
Công ty TNHH thương mại và xây dựng Thiên Phước Lộc một mình một ngựa trúng gói thầu Kiên cố hóa rạch Ngọc Chiếu Đàn của chủ đầu tư là Phòng Kinh tế Thuận An (TP Thuận An, Bình Dương).