largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Hà Nội ngập lụt, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khuyến nghị biến sân vận động, cánh đồng thành bể chứa

Cần nhìn lại toàn bộ hạ tầng ở các đô thị, dự báo được tính cực đoan của khí hậu thời tiết, xây dựng hệ thống huyết mạch trong việc thu nước mưa, thoát nước mưa, xử lý nước thải phải đồng bộ.

 Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 30-5, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà cho rằng trước diễn biến thời tiết bất thường gây ra mưa lớn như những ngày qua, không chỉ ở Việt Nam mà tại các nước có hạ tầng phát triển như Mỹ, châu Âu, khó có hạ tầng nào chịu đựng được.

"Chúng ta cần thấy rằng vấn đề dị thường của thời tiết như mưa lớn cực đoan với việc đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn, đều mang đến những nguy cơ như nhau", ông Hà cảnh báo.

* Thực tế ở các thành phố lớn của ta hầu hết là các nhà cao tầng, đó có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sau một cơn mưa lớn Hà Nội biến thành sông?

Ông Trần Hồng Hà cho rằng cần có quy hoạch giao thông đô thị đồng bộ với không gian ngầm để ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh: Đ.X.

Ông Trần Hồng Hà cho rằng cần có quy hoạch giao thông đô thị đồng bộ với không gian ngầm để ứng phó với biến đổi khí hậu - Ảnh: Đ.X.

Hệ thống nhà cao tầng và việc ngập lụt tại thành phố chưa chắc đã có mối liên hệ với nhau. Tất nhiên là có ảnh hưởng. Hạ tầng tiêu thoát nước phải tính toán trữ được cả lượng nước con người sử dụng, cũng như lượng nước mưa trong thời tiết cực đoan. Tính toán đồng bộ cơ sở hạ tầng, số lượng người dân, nước thải cộng với nước mưa.

* Theo ông, có phải năng lực dự báo còn hạn chế nên không đánh giá hết được những nguy cơ ngập úng ở các thành phố khi có diễn biến thời tiết bất lợi?

Tôi nghĩ rằng dự báo có thể làm được. Khi dự báo nói đến lưu lượng mưa trong một đơn vị thời gian, tính toán được trên một mét vuông lượng mưa thế nào. Vấn đề là chúng ta cần làm tiếp bài toán mô hình, khả năng của hệ thống tiêu thoát nước.

Hiện công tác dự báo cũng đã thực hiện được điều đó. Tất nhiên để dự báo trong thời gian ngắn, chính xác là điều không dễ. Đặc biệt, bài toán đặt ra là phải dự báo trong điều kiện thời tiết cực đoan, dù độ chính xác còn khác nhau.

* Ông có cho rằng Hà Nội nên có dự án chống ngập giống TP.HCM?

Trước hết, Hà Nội cần tăng cường công tác dự báo. Hà Nội cũng cần có dự án tổng thể, trong đó đánh giá một cách căn cơ và đưa ra những số liệu lịch sử cũng như số liệu về các hiện tượng cực đoan của thời tiết với lượng mưa như thế này.

Hà Nội cũng cần nghiên cứu một cách kỹ càng, cách tiếp cận khi thiết kế đô thị là hướng tới đô thị thông minh, chống chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Còn bài toán mang tính ứng phó, tức khi đã ngập rồi thì phải sử dụng các máy bơm để thoát nước, là phương án trù bị thôi. Khi xây dựng đô thị, phải tính toán hệ thống tiêu thoát nước, đảm đương được huyết mạch của đô thị, để trở thành đô thị có khả năng chống chịu một cách thông minh, đảm bảo được tính bền vững khi thời tiết cực đoan.

Do vậy, cần có một dự án tiếp cận một cách tổng thể, xuất phát từ dự báo, quy hoạch để có một hạ tầng có thể chống chịu, thích ứng, phù hợp được. Thêm vào đó là các giải pháp kỹ thuật, sử dụng các giải pháp mang tính chủ động.

* Ông có thể nói cụ thể hơn về mô hình xây dựng đô thị thông minh bền vững gắn với thích ứng biến đổi khí hậu?

Phải nhìn lại toàn bộ hạ tầng ở các đô thị. Trước hết phải dự báo được tính cực đoan của khí hậu thời tiết, xây dựng hệ thống huyết mạch trong việc thu nước mưa, thoát nước mưa, xử lý nước thải phải đồng bộ.

Trong thiết kế phải tính toán được độ cao của các khu vực và khi thiết kế hệ thống thoát nước ngầm của đô thị cần có tầm nhìn để khu vực đó tự nhiên thoát được nước. Khu vực không tự thoát được nước thì phải sử dụng máy móc thiết bị để thoát nước.

Trong trường hợp thời tiết cực đoan hơn nữa thì phải có phương án xây dựng hệ thống để trữ nước. Như Nhật Bản có khu vực ngầm được bố trí, gọi là hầm chứa lớn ở dưới, vừa giữ lượng nước, vừa dự trữ nước để khi hạn hán thì sử dụng tưới cây.

Hoặc tại các trường học, sân vận động, cánh đồng, nếu có thể điều chỉnh van trong hệ thống để dẫn nước vào những nơi này, trở thành nơi chứa nước tạm thời để tránh ngập cho những nơi xung yếu.

Thậm chí, như tôi đã nói, dưới đường giao thông cần xây dựng hệ thống các tầng chứa nước, thùng rất lớn để chứa nước. Đó là giải pháp mà các nước làm, tất nhiên là đắt đỏ, nhưng quan trọng là tầm nhìn, thiết kế và đầu tư hạ tầng và phải đồng bộ.

Bình Thuận: Vẻ đẹp như tranh ở Bãi rêu Cổ Thạch

Bình Thuận: Vẻ đẹp như tranh ở Bãi rêu Cổ Thạch

31/01/2024 17:44

Mùa rêu ở Cổ Thạch thường xuất hiện vào cuối tháng 1 hằng năm và chỉ kéo dài khoảng một tháng, vẻ đẹp kỳ ảo của bãi rêu là điểm đến lý tưởng cho những tín đồ sống ảo và thích khám phá thiên nhiên.

TP.HCM bắt đầu thí điểm chạy xe điện 4 bánh chở khách du lịch

TP.HCM bắt đầu thí điểm chạy xe điện 4 bánh chở khách du lịch

31/01/2024 16:45

UBND TPHCM vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án thí điểm sử dụng xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện vận chuyển khách tham quan, du lịch trong khu vực TPHCM.

Từ ngày 15-2, đi máy bay cần những giấy tờ gì?

Từ ngày 15-2, đi máy bay cần những giấy tờ gì?

31/01/2024 15:54

Thông tư số 42/2023 của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số nội dung về giấy tờ khi đi máy bay từ ngày 15-2-2024.

Chợ đêm Xuyên Mộc chính thức hoạt động

Chợ đêm Xuyên Mộc chính thức hoạt động

31/01/2024 12:22

Sau 9 tháng thi công, tối 30/1, công trình Chợ đêm huyện Xuyên Mộc đã chính thức khánh thành, chào đón người dân, du khách đến ăn uống, vui chơi, mua sắm.

Linh vật rồng ở Nha Trang bốc cháy khi đang thi công

Linh vật rồng ở Nha Trang bốc cháy khi đang thi công

31/01/2024 08:59

Chiều 30-1, mô hình linh vật rồng Giáp Thìn 2024 ở Công viên Yến Phi, TP Nha Trang bất ngờ bốc cháy dữ dội.

Khi nào người dân có thể dùng giấy phép lái xe máy để đi máy bay?

Khi nào người dân có thể dùng giấy phép lái xe máy để đi máy bay?

31/01/2024 07:01

Theo Thông tư mới, người dân chỉ cần xuất trình 1 trong tổng số gần 20 loại giấy tờ nhân thân để có thể đi máy bay nội địa.

1 loại cá là “thuốc” hạ đường huyết, cực giàu omega 3, cải thiện tim mạch, chống viêm hiệu quả: Chợ Việt nào cũng bán

1 loại cá là “thuốc” hạ đường huyết, cực giàu omega 3, cải thiện tim mạch, chống viêm hiệu quả: Chợ Việt nào cũng bán

30/01/2024 20:13

Đây là một trong những loại thực phẩm cực giàu các chất dinh dưỡng. Không chỉ tốt cho sức khỏe con người, loại cá này còn có hương vị thơm ngon, giá thành hợp lý.

Ra mắt Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM

Ra mắt Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM

30/01/2024 16:50

Chiều 30/1, UBND TPHCM tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM. Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM chủ trì hội nghị.

Xăm môi làm đẹp, cẩn thận đủ kiểu biến chứng

Xăm môi làm đẹp, cẩn thận đủ kiểu biến chứng

30/01/2024 13:57

Xăm môi là phương pháp làm đẹp được rất nhiều chị em lựa chọn vì mang lại màu sắc tự nhiên, khuôn mặt rạng rỡ, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp họa.

20.000 ngọn đăng thắp sáng núi Bà Đen trong Lễ An vị Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

20.000 ngọn đăng thắp sáng núi Bà Đen trong Lễ An vị Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

30/01/2024 09:40

Lễ An vị Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen là một sự kiện văn hóa tâm linh diễn ra với quy mô lớn hàng đầu Việt Nam cùng nhiều nghi lễ thiêng liêng.