Giải quyết việc làm sau giãn cách ở Cà Mau
Sau giãn cách xã hội, hàng loạt doanh nghiệp tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh phía nam như: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…. thiếu lao động trầm trọng. Trong khi, di dân lao động về quê rất khó để tìm được công việc như mong muốn.

Một lớp truyền nghề cho lao động nông thôn ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời vào tháng 8/2019.
Số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, kể từ đầu năm 2021, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 500.000 người về quê từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh... Trong số đó, có hơn 400.000 người trở về quê từ đầu tháng 10/2021 và có đến 85% người dân trong số trong độ tuổi lao động. An Giang và Cà Mau là 2 tỉnh có số lao động hồi hương nhiều nhất khu vực nêu trên.
Nơi cần lao động, nơi thiếu việc làm
Sau gần 2 tháng trở về từ Bình Dương để tránh dịch, vợ chồng ông Nguyễn Mạnh Khương, ở xã Hòa Mỹ (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) hoàn thành xong thời gian cách ly theo quy định. Vậy nhưng đến nay, vợ chồng ông chưa tìm được việc làm. Những ngày qua gần đây, ông Khương đi lấy bánh mì về bán lẻ lại cho người dân trong vùng nhưng thu nhập không bảo đảm cho 4 “miệng ăn” của gia đình.
"Địa phương có hỗ trợ ít tiền và nhu yếu phẩm thiết yếu nhưng 2 con tôi còn nhỏ, đủ thứ để chi tiêu thì với tiền lời ít ỏi từ bán bánh mì không đủ trang trải cuộc sống", ông Khương chia sẻ và cho biết dự tính sẽ trở lại Bình Dương để 2 vợ chồng đều có việc làm.
Chỉ riêng xã Hòa Mỹ, từ đầu tháng 10 đến nay, địa phương tiếp nhận hơn 400 công dân trở về quê và phần lớn đã hoàn thành thời gian cách ly y tế. Các chính sách hỗ trợ cần thiết đã được triển khai đến người dân nhưng khâu giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ gần như bế tắc. Nguyên nhân là do số đông trong dòng người về quê có tay nghề về điện tử, dệt may, da giầy… trong khi địa phương không có ngành nghề này.
Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ, Hà Phương Đông bày tỏ trăn trở việc giải quyết sinh kế tại chỗ đang rất khó khăn, đồng thời cho biết cơ quan chức năng huyện và chính quyền địa phương đã cung cấp thông tin, hướng dẫn lao động đến các sàn giao dịch trong tỉnh để được tư vấn, giới thiệu tìm việc làm nhưng chỉ số ít tìm được cơ hội.

Lao động phổ thông chiếm phần lớn tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tại Cà Mau.
Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến thị trường lao động tại nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long biến động mạnh. Trong khoảng nửa triệu người hồi hương kể từ đầu năm 2021, riêng tỉnh Cà Mau đã có hơn 54.800 người. Qua rà soát của ngành chức năng Cà Mau, đến nay có hơn 9.200 lao động trong số đó đã tự tìm được việc làm trong và ngoài tỉnh, tức còn khoảng 44.000 lao động cần được hỗ trợ giải quyết việc làm.
Nắm bắt trước nhu cầu sinh kế của người dân nên thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau chủ động rà soát, thống kê kỹ lưỡng số người về từ đâu, làm gì, nguyện vọng… Đơn vị trên cũng liên hệ các đầu mối doanh nghiệp và thống kê được có tổng số hơn 180 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhu cầu tuyển dụng lao động tại Cà Mau, với tổng số cần tuyển hơn 35.500 người. Trong đó, có 17 doanh nghiệp trong tỉnh cần lao động phổ thông và qua đào tạo nghề hơn 4.400 người; 167 doanh nghiệp ngoài tỉnh nhu cầu tuyển dụng hơn 31.100 người (hơn 7.800 lao động có tay nghề).
Thích ứng và kết nối
Bồi dưỡng, đào tạo lao động trong bối cảnh sau giãn cách do dịch Covid-19, nhằm cung cấp nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tạo việc làm giúp lao động có thu nhập ổn định cuộc sống đang là trăn trở lớn của các cấp quản lý, chính quyền cấp các cấp. Đây cũng là lý do trong chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Cà Mau tổ chức hội thảo trực tuyến để tham vấn thêm ý kiến của các chuyên gia, nhằm khắc phục tình trạng doanh nghiệp cần lao động nhưng lao động địa phương thì không có việc làm.
Theo Giám đốc VCCI Cần Thơ, Nguyễn Phương Lam, lao động di dân thời gian qua vì dịch bệnh ở đồng bằng sông Cửu Long là tất yếu nhưng nếu di dân quá nhiều chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt hơn? Tại Cà Mau, ông Lam chỉ rõ, số liệu doanh nghiệp thành lập mới không nhỏ nhưng sử dụng lao động lại khá ít, có phải do tự động hóa ở mức độ cao hơn? Mặt khác, Cà Mau có chính sách tốt hỗ trợ cho lao động nhưng vì sao lao động không muốn tha hương, hoặc chọn tha hương là giải pháp sau cùng. Đây có phải là do tâm lý không muốn bỏ quê để lập nghiệp, trong khi nhiều vùng miền khác xa hơn nhưng không ngại tha hương?
Để giải quyết những câu hỏi trên, Giám đốc VCCI Cần Thơ lưu ý 3 vấn đề lớn về chiến lược: đầu tư mạnh vào hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông kết nối; đô thị hóa nhanh hơn, không chỉ ở trung tâm mà chú trọng đến đô thị hóa nông thôn; biến đổi khí hậu là thách thức, chuyển đổi nông nghiệp mang tính bước ngoặc.
Từ cơ sở nêu trên, ông Nguyễn Phương Lam đề xuất giải pháp trong ngắn và trung hạn: an sinh cho người dân, đồng bào; hỗ trợ tìm kiếm việc làm tương thích, kể cả trở lại các khu vực công nghiệp; đào tạo nghề cho lao động để giúp mưu sinh và ổn định cuộc sống.

Thứ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội (bìa trái) kiểm tra tình hình chi hỗ trợ cho lao động theo Nghị quyết 68 tại Cà Mau.
Ở góc độ khác, theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển quản trị (CEMD) thuộc Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, vấn đề lâu dài phải quan tâm đến việc kết nối. Trong đó, cần lưu ý vai trò kết nối giữa địa phương với doanh nghiệp, người lao động; vai trò xúc tiến lao động với các nước, cũng như chủ động tích cực hơn trong thu hút đầu tư nhằm thu hút lao động từ nhiều tỉnh về đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Cà Mau; cần quan tâm, hỗ trợ phát triển đa ngành nghề các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương để giải quyết lao động tại chỗ.
Dịch bệnh không mong muốn nhưng đã xảy ra buộc mọi người, cả doanh nghiệp và lao động phải thay đổi để thích ứng, thích nghi để tồn tại, trong đó có vấn đề làm việc từ xa, đa dạng hóa nguồn cung lao động. Để làm được như vậy, Tiến sĩ Lam cho rằng, cần nâng chất đội ngũ đào tạo, dạy nghề thông qua liên kết giữa các trường, thậm chí đào tạo lại đội ngũ giáo viên, đội ngũ truyền nghề. Việc đào tạo, truyền nghề ở các cơ sở cần gắn với nhu cầu của doanh nghiệp để lao động sau đào tạo có đầu ra.
“Phía cơ sở sẽ nhận được lao động có tay nghề nhưng bù lại, doanh nghiệp phải hỗ trợ một phần chi phí trong đào tạo để có được lao động đáp ứng yêu cầu đặt ra. Việc này có lợi giữa đôi bên và doanh nghiệp rất cần nhưng chúng ta chưa kết nối tốt”, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lam tham vấn ý kiến tại hội thảo.
Tổng luyện lần 2, hình ảnh các khối diễu binh, diễu hành gây ấn tượng
Trong buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) lần thứ 2, các lực lượng tham gia gây ấn tượng với hình ảnh đội hình, nghi thức đều tăm tắp, thể hiện tinh thần kỷ luật và bản lĩnh của người lính.
Tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng ngày thống nhất đất nước
Ngày 14-4, Cục Nghệ thuật biểu diễn chia sẻ với báo chí chuỗi các sự kiện nghệ thuật biểu diễn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).
Cảm xúc ở thành phố hòa bình
Vào những ngày tháng tư lịch sử, Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh (quận 1, TPHCM) trở thành điểm hẹn thiêng liêng của biết bao đoàn học sinh, cựu chiến binh, người dân và du khách thập phương. Mỗi câu chuyện, mỗi kỷ vật trưng bày tại triển lãm “50 năm vang mãi bản hùng ca” là cầu nối quá khứ với hiện tại, làm sống dậy những khoảnh khắc hào hùng của dân tộc ta.
Dự kiến tên gọi, trung tâm hành chính 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Khai mạc triển lãm '50 năm vang mãi bản hùng ca'
Sáng ngày 08/4 đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca" tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh.
TP.HCM lắp đặt 22 màn hình LED phục vụ người dân xem diễu binh, diễu hành 30/4
Nhằm phục vụ người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP.HCM sẽ bố trí 22 màn hình LED tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).