Giá tiêu hôm nay 5/6: Giá tiêu bật tăng mạnh sau phiên lao dốc
Giá tiêu trong nước ngày 4/6 quay đầu phục hồi tăng 500-1.000 đồng /kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam.
- Giá tiêu hôm nay 4/6: Bất ngờ giảm mạnh trên toàn vùng trọng điểm
- Giá tiêu hôm nay 3/6: Giá tiêu tăng mạnh tại Gia Lai
- Giá tiêu hôm nay 2/6: Tăng giảm đan xen ở các địa phương
Giá tiêu thế giới giảm nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 5/6/2020, khảo sát tại các địa phương trồng tiêu trọng điểm, giá tiêu Tây Nguyên, miền Nam bất ngờ tăng mạnh tại hầu hết các địa phương, vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá tiêu thế giới tiếp tục tăng.
Toàn miền ghi nhận Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 52.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 49.000 đồng tại Đồng Nai.Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ở mức 50.500đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 5/6/2020, khảo sát tại các địa phương trồng tiêu trọng điểm, giá tiêu Tây Nguyên, miền Nam bất ngờ tăng mạnh tại hầu hết các địa phương
Giá tiêu hôm nay 5/6/2020, khảo sát tại các địa phương trồng tiêu trọng điểm, giá tiêu Tây Nguyên, miền Nam bất ngờ tăng mạnh tại hầu hết các địa phương
Giá tiêu tại Gia La lại ở mức 49.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ở ngưỡng 52.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước lên mức 51.000 đồng/kg.
Riêng giá tiêu tại Đồng Nai lên ngưỡng 49.000đồng/kg. Đây vẫn là mức giá thấp nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.
Ba yếu tố giúp giá tiêu tăng mạnh thời gian qua là nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng trở lại, doanh nghiệp khan hiếm hàng và người dân găm hàng chờ tăng giá. Tuy nhiên, đà tăng giá này chỉ là tạm thời do thị trường vẫn chịu áp lực dư cung.
Theo Bộ Công Thương, nhu cầu thu mua hạt tiêu của các doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi người dân hạn chế bán ra khiến giá hạt tiêu tăng. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới do lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ổn định.
Cuối cùng, ông Hải cho biết người dân thấy giá tăng nên găm hàng và hạn chế bán ra để chờ giá tăng hơn nữa. Điều này khiến nguồn cung ở các doanh nghiệp vốn đã thấp nay còn khan hiếm hơn.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng nhận mạnh rằng đợt tăng giá này chỉ là tạm thời chứ không phải là biểu hiện của đợt phục hồi giá dài hạn do nguồn cung trên thế giới vẫn đang lớn hơn cầu.
Trên thực tế, giá tiêu thế giới vẫn đang trong xu hướng giảm. Hiện, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 150 Rupi/tạ, về mức 33.300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Việc Trung Quốc tăng cường thu mua tiêu Việt Nam đã dẫn tới xu hướng gia tăng trên thị trường quốc tế, với giá tiêu báo cao chạm 2.500 USD/tấn, theo The Hindu BusinessLine.
Theo báo cáo, nhập khẩu tiêu hàng năm của Trung Quốc đã vượt 60.000 tấn để bổ sung giá trị gia tăng và tái xuất khẩu, cao hơn mức nhập khẩu của Mỹ.
Điều này cũng ảnh hưởng đến giá tiêu của Indonesia (2.200 USD), Brazil (2.100 USD), Sri Lanka (3.000 USD) và Malaysia (2.400 USD) ở một mức độ nào đó, ông Kishore Shamji của Kishor Spices cho biết.