| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Giá cà phê hôm nay 30/5: Tiếp tục giảm 200 đồng/kg tại Tây Nguyên

Giá cà phê ghi nhận phiên giảm thứ 3 liên tiếp tại các vùng trọng điểm. Trái với hồ tiêu, giá cà phê dự báo có thể tiếp tục giảm và rơi xuống dưới mức 31.000 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước

Tính đến 6h sáng 30/5, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam dao động từ 30.600 – 31.000. Cụ thể:

Giá cà phê hôm nay Bảo Lộc (Lâm Đồng) giả 200 đồng/kg về mức 30.600 đồng/kg, tương tự giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà đi ngang ở mức 30.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ (ĐắkLắk) giảm 200 đồng/kg lên dao động 31.000 đồng/kg.

Tương tự, giá cà phê tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku và Ia Grai) giảm về mức 30.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông gồm Đắk R'lấp, Gia Nghĩa giao dịch mức 30.900

Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) quanh mức 30.800 đồng/kg.

Giá cà phê R1 giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 32.900 đồng/kg.

202005301242SAca-fe
Giá cà phê thế giới

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê thị trường thế giới giảm nhẹ, cụ thể giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2020 giảm 8 USD/tấn (mức giảm 0,68%) giao dịch ở mức 1.169 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê Arabica tháng 5/2020 cũng giảm mạnh, mức giảm 2,8 cent/lb (giảm 2,63%) giao dịch ở mức 96,30 cent/lb.

Giá cà phê cùng nhiều hàng hóa, chứng khoán quay trở lại màu đỏ, do dòng vốn đầu cơ tìm nơi trú ẩn tạm thời trước khi kết toán sổ sách tháng Năm, làm giá vàng tăng vọt trở lại.

Theo báo cáo mới nhất của USDA, sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020/2021 ước khoảng 95,8 triệu bao cà phê Arabica và 73,6 triệu bao cà phê Robusta.

Trong báo cáo thứ hai thuộc chuỗi seri "Coffe Break" về cà phê và dịch COVID-19, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) kết luận đại dịch đã dẫn tới sự biến động giá hoặc làm sự biến động trở nên tệ hơn trên thị trường cà phê vì trái ngược với hầu hết thực phẩm chính khác, giá cà phê duy trì tương đối ổn định.

Báo cáo cũng lưu ý rằng sự biến động này có thể sẽ tiếp tục vì các mặt xích trong chuỗi cà phê sẽ cảm nhận được những tác động khác nhau về cung - cầu tại những thời điểm khác nhau, trong khi những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong chuỗi cung ứng - thường là hộ trồng nhỏ và người lao động - sẽ bị tác động bởi sự nghèo, đói.

Chuỗi giá trị ở khu vực hạ lưu (gồm tất cả hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối cùng) đã bị ảnh hưởng tại một số bộ phận của ngành cà phê toàn cầu, như khả năng trì hoãn vận chuyển cà phê vì các nhà chứa xuất khẩu và cảng biển bị thay đổi bởi các hạn chế chống COVID-19.

Tuy nhiên, báo cáo phát hiện những nhân tố trong khu vực thượng lưu, hay người trồng trọt, còn dễ bị tác động hơn.