largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ tư, 09/06/2021, 08:15 AM
  • Click để copy

Dư thừa nguồn lực vì COVID-19, hãng bay Việt chạy đua giảm giá vé

Dịch COVID-19 khiến hàng không Việt đứng trước nguy cơ dư thừa nguồn nhân lực; việc chạy đua giảm giá vé, giành khách và thị phần ngày càng khốc liệt.

Trong khi đó, một số hãng bay Việt vẫn đang tăng thêm số lượng tàu bay mới. Theo các chuyên gia việc đầu tư thêm quá nhiều tàu bay sẽ khiến thị trường thêm "chật chội" và nảy sinh nhiều hệ quả tiêu cực.

Nguồn lực đang dư thừa

Theo thống kê của Planes Potters.net, số lượng tàu bay của các hãng hàng không Việt đến thời điểm hiện tại là khoảng 230 tàu, tăng 24 tàu so với năm 2019 (tương ứng tăng khoảng 10% đội tàu bay). Căn cứ theo số giờ bay thực tế của tất cả các hãng, giờ bay trung bình theo từng loại tàu và số tàu bay hiện có, tổng số máy bay dư thừa của các hãng hàng không Việt Nam là xấp xỉ 58 tàu (chiếm 26% tổng số máy bay các hãng).

Hàng không Việt đứng trước nguy cơ dư thừa nguồn nhân lực.

Hàng không Việt đứng trước nguy cơ dư thừa nguồn nhân lực.

Trong bối cảnh dư thừa nguồn lực đó, các hãng hàng không liên tục đưa thêm cung ứng vào thị trường. Thống kê trong tháng 4/2021, tổng số ghế cung ứng ước tính bằng 137% so cùng kỳ 2019 trong khi đó sức mua (tổng doanh thu của thị trường) ước tính chỉ bằng 76%.

Đặc biệt, từ đầu năm, các hãng hàng không Việt vẫn tiếp tục nhận thêm nhiều tàu bay mới. Cụ thể, so với thời điểm sau dịch COVID-19 bùng phát lần đầu tại Việt Nam cuối tháng 3/2020, các hãng đã nhận thêm 17 tàu bay, trong đó Vietjet Air 6 tàu, Bamboo Airways 8 tàu và Vietravel Airlines 3 tàu...

Việc dư thừa cung ứng như nêu trên dẫn tới nhiều hệ quả tiêu cực. Hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội giảm sút do hiệu quả sử dụng tàu bay của tất cả các hãng giảm sút. Việc quá tải tại các nhà ga sân bay (đặc biệt là tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài) đã khiến hành khách mất nhiều thời gian hơn cho mỗi chuyến bay và các chuyến bay cũng cần nhiều thời gian cho cùng hành trình, gây lãng phí thời gian cùng tiền bạc.

Thông tin với báo chí, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP.HCM, cho rằng mua máy bay là nhu cầu phát triển của mỗi hãng. Việc cấp slot cần phải công khai minh bạch, rõ ràng, nguyên tắc cấp theo diễn biến của quá khứ và điều chỉnh dần cho tương lai.

Cũng theo ông Tống, trong tình hình ngành hàng không đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát như hiện nay, một số hãng vẫn đầu tư thêm tàu bay là không phù hợp. Vấn đề quan trọng nhất là ổn định, củng cố lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động. Trong trường hợp các hợp đồng đã được thực hiện từ trước dịch bệnh thì vẫn có thể thương lượng để chậm lại.

Cuộc đua giảm giá vé: Mừng hay lo?

Tính đến tháng 4/2021, giá vé bình quân trên thị trường chỉ bằng 55% cùng kỳ 2019. Giá vé giảm có thể đến từ các chương trình kích thích tiêu dùng của các hãng trong bối cảnh dịch bệnh hoặc cũng có thể đến từ tình trạng dư thừa nguồn cung. Nhưng việc giá vé giảm quá mạnh bị cho là sẽ gây ra những méo mó trong bức tranh thị trường, gây mất cân đối giữa giá thành và giá bán.

Việc bán phá giá vé máy bay trong bối cảnh các hãng hàng không đang gặp áp lực lớn về tài chính hoàn toàn có thể gây ra sự sụt giảm doanh thu trầm trọng mà tồi tệ hơn là lâm vào tình trạng phá sản khi doanh thu không bù đắp nổi các chi phí hiện hữu. Trong ngắn hạn, người tiêu dùng có thể được lợi khi giá vé giảm nhưng trong dài hạn, nếu diễn ra tình trạng độc quyền dù chỉ ở một vài phân khúc, các doanh nghiệp sẽ phải tăng mạnh giá bán để bù đắp tổn thất và tới lúc đó, người tiêu dùng sẽ lại là người chịu thiệt thòi.

Các chuyên gia tư vấn, với vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng không, Cục Hàng không cần kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành cân nhắc và xem xét một số giải pháp về điều chỉnh phê duyệt mua tàu bay mới theo hướng siết chặt hơn để phù hợp với tình hình thị trường trong bối cảnh hiện nay dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn, khả năng vận hành của các hãng và hệ thống hạ tầng cơ sở về đường lăn, nhà ga, kho bãi, dịch vụ mặt đất hạn chế.

Ngoài ra, cần phải có biện pháp cân đối giá vé hàng không với giá các loại hình vận tải khác, tránh tình trạng mất cân đối của ngành hàng không tác động đến sự phát triển của các loại hình khác như vận tải đường thủy hoặc đường sắt.

Liên quan đến vấn đề cạnh tranh về giá vé, ông Nguyễn Thiện Tống cho rằng trong điều kiện kinh doanh thường không cần đưa ra giá trần mà phải cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ và giá, thường việc giảm giá dành cho khách đặt mua trước.

"Nếu hãng bán phá giá, cụ thể trong một thời gian dài mà tiền bán vé thu về không đủ số chi ra thì cần phải xử lý nghiêm để tạo sự minh bạch và công bằng giữa các hãng", ông Tống đề xuất.

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?

14/05/2024 14:56

Chưa trượt gói thầu nào kể từ khi gia nhập mạng đấu thầu Quốc gia đến nay. Liệu Công ty TNHH Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững phong độ tại gói thầu gần 1,5 tỷ chỉ duy nhất doanh nghiệp này tham dự?

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước

14/05/2024 14:44

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyễn Văn Trãi vừa được Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước công bố trúng gói thầu xây dựng, thuộc công trình - Trường THCS Lê Quý Đôn, có giá gần 3 tỷ đồng.

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%

14/05/2024 06:57

CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được dự đoán cải thiện sản lượng điện trong Q2/2024, đón đầu mùa cao điểm về điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, do hạn chế sản lượng theo hợp đồng, NT2 có thể thua lỗ 255 tỷ đồng.

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

Nhiều lỗi vi phạm, Năng lượng Bắc Phương bị phạt 77 triệu đồng

13/05/2024 15:43

CTCP Năng lượng Bắc Phương vừa nhận quyết định xử phạt hành chính hơn 77 triệu đồng từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với lý do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

NSH Petro bị cưỡng chế thuế 1.000 tỷ, Hội đồng quản trị 'nhịn' lương

13/05/2024 13:55

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như: lỗ nặng, bị cưỡng chế thuế. HĐQT từ chối nhận thù lao để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

Thủy điện Nậm La bị phạt vì chậm công bố thông tin dù trả lãi đúng hạn

13/05/2024 08:36

CTCP Thủy Điện Nậm La công bố tình hình thanh toán lãi trái phiếu năm 2023. Mặc thanh toán đúng hạn, công ty vẫn bị xử phạt hành chính vì vi phạm lỗi không công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu.

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền

13/05/2024 08:24

Gói thầu Sửa chữa, cải tạo khối nhà làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Long Điền (BR-VT) có chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Long Điền đã có đơn vị trúng thầu.

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

Lỗ 7 quý liên tiếp, Xi măng Bỉm Sơn nợ hơn 2000 tỷ

13/05/2024 08:08

Quý 1/2024, Công ty CP xi măng Bỉm Sơn ghi nhận quý lỗ thứ 7 liên tiếp kể từ quý 3 năm 2022 với mức lỗ sau thuế gần 159 tỷ đồng.

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

Thị xã Bến Cát: Xây dựng Đại Lợi không đối thủ gói thầu của phường Mỹ Phước

13/05/2024 00:17

Gói thầu xây lắm thuộc dự án Nâng cấp BTNN tuyến đường từ đường Chà Vi (cao su bà Triên) - nhà bà Tư Lan, khu phố 5, phường Mỹ Phước đã có đơn vị trúng thầu.

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

Gói thầu hơn 120 tỷ đồng tại Huế chỉ 1 liên danh tham dự

13/05/2024 00:13

Theo kết quả mở thầu, chỉ có 1 nhà thầu tham dự là Liên danh Thả rạn Chân Mây, giá dự thầu 119,471 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Gói thầu 150 ngày.