Đồng Nai: Sẽ chi khoảng 5 ngàn tỷ đồng đầu tư nước sạch
Hiện nay, tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch tập trung ở Đồng Nai đạt khoảng 27%. Đề án cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch đô thị đạt trên 90% và nông thôn đạt 85%.

Người dân xã Sông Trầu, H.Trảng Bom thiếu nước sạch sinh hoạt. Ảnh: B.Mai
Đề án cũng xây dựng lộ trình, danh mục dự án đầu tư ở từng huyện, thành phố với tổng kinh phí thực hiện khoảng 5 ngàn tỷ đồng.
Đảm bảo nguồn nước lâu dài cho người dân
Tháng 3-2022, UBND tỉnh ban hành Đề án cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, đây là đề án đầu tiên về nước sạch nông thôn được tích hợp với nước sạch đô thị với mục tiêu đảm bảo nguồn nước sạch lâu dài, ổn định cho tất cả người dân.
Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế trong quản lý, khai thác nhưng đề án Cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 vẫn dành nguồn kinh phí gần 1,7 ngàn tỷ đồng để đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng mạng lưới nước sạch về nông thôn. Điều này cho thấy sự quan tâm của tỉnh đối với khu vực nông thôn, nhất là người dân các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho người dân khu vực nông thôn.
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025 tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh có hệ thống nước sạch tập trung, trên 90% dân số đô thị sử dụng nước sạch theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; 100% dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh và tỷ lệ người dân sử dụng nước Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là 85%.
Đối với khu vực đô thị, giải pháp đặt ra là từng bước đầu tư xây mới, cải tạo, nâng công suất các nhà máy cấp nước hiện hữu. Cùng với đó, đầu tư mạng lưới đường ống đến các khu vực chưa có nước sạch, khu dân cư và đô thị mới hình thành. Khi đã hoàn thành đầu tư cấp nước đô thị, mở rộng đầu tư đường ống về các xã. Kinh phí thực hiện hơn 3,3 ngàn tỷ đồng từ vốn của chủ đầu tư và các nguồn vốn vay ưu đãi.
Đối với khu vực nông thôn, phương án đưa ra là cải tạo, nâng cấp công trình CNNT còn hiệu quả. Đầu tư xây mới, phát triển mạng lưới cấp nước sạch đô thị về các xã và hỗ trợ thiết bị lọc nước cho hộ gia đình. Kinh phí gần 1,7 ngàn tỷ đồng từ ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương và xã hội hóa.
Duy trì chính sách ưu tiên, ưu đãi với nhà đầu tư
Theo Sở Xây dựng, vấn đề mấu chốt hiện nay đối với các công trình CNNT là lựa chọn được đơn vị quản lý có năng lực, đồng thời xây dựng giá nước sạch phù hợp. Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của việc sử dụng nước sạch cho người dân.
Đến năm 2025, có 85% dân số nông thôn dùng nước sạch sinh hoạt, trong đó nước sạch đấu nối từ công trình cấp nước đô thị là 30%.
Ông Hứa Quốc Bách, Phó trưởng phòng Tài nguyên nước, khoáng sản và biến đổi khí hậu (Sở TN-MT), thông tin đầu năm 2022, Sở TN-MT đã công khai báo cáo kết quả quan trắc mực nước và chất lượng nước của 11 huyện, thành phố. Các địa phương thông tin cho người dân biết khu vực bị ô nhiễm nguồn nước, vùng hạn chế và cấm khai thác nước ngầm, từ đó chuyển sang dùng nước cấp. Bên cạnh đó, các địa phương đẩy nhanh tiến độ các dự án nước sạch ở các vùng này và đưa ra lộ trình trám lấp giếng ở khu vực có nước sạch đi qua.
Trong đề án cấp nước sạch, tỉnh cũng xây dựng chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với nhà đầu tư dự án cấp nước sạch cho người dân. Cụ thể, tỉnh áp dụng quy định về định mức huy động đóng góp của nhân dân và hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng hạ tầng các xã, phường, thị trấn; hỗ trợ từng loại hạng mục, công trình đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ dự án cấp nước.
BR-VT: Liên danh Quảng Thành “ngược dòng” thắng gói làm đường hơn 12 tỷ
Giá cao hơn, nhưng liên danh Công ty Kim Hoa – Trung Lâm đã vượt lên thắng gói thầu Nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường GTNT ấp Hiệp Thành, xã Quảng Thành, có giá hơn 12 tỷ
Nhà thầu Nguyễn Trình một mình về đích gói thầu hơn 8 tỷ
Không đối thủ cạnh tranh, DN Nguyễn Trình dễ dàng về đích gói thầu Xây dựng hệ thống thoát nước và chống thấm các tuyến đường trên địa bàn TP Trà Vinh năm 2025
WASECO ngược dòng thắng gói thầu hơn 11 tỷ tại Phú Quốc
Dự thầu cao hơn, nhưng Cty CP ĐT và XD Cấp Thoát Nước (WASECO) đã xuất sắc về đích gói thầu XD bể lắng cho Nhà máy nước Dương Đông – Phú Quốc với giá hơn 11 tỷ
Trà Vinh: Tâm Thủy thi công hạ tầng tái định cư Chợ Sóc Ruộng
Không đối thủ cạnh tranh, Công ty TNHH Tâm Thủy một mình về đích gói thầu thi công xây dựng hạ tầng và tái định cư Chợ Sóc Ruộng, xã Long Đức hơn 4,5 tỷ đồng
Hậu Giang chọn Công Thành xây trường Mẫu giáo Thạnh Hòa
Công ty TNHH MTV Xây Dựng DVTM Công Thành vừa trúng gói thầu xây dựng Trường Mẫu giáo Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với giá hơn 5 tỷ đồng.
TP HCM: Liên danh nào sẽ cải tạo rạch Hai Bửu tại Hóc Môn?
Liên danh gồm 03 công ty: XD Đạt Thành – Bảo Nam Long – Đại Đức Phát vừa trúng gói thầu thi công dự án Nâng cấp, sửa chữa rạch Hai Bửu với giá hơn 37 tỷ đồng.
Tây Ninh: Gói xây lắp gần 12 tỷ, Liên danh Hoằng Diệp được chọn trúng thầu
Dự án xây mới phòng bán trú, nhà ăn và cải tạo trường Tiểu học Thị trấn (huyện Dương Minh Châu) được giao cho liên danh Hoằng Diệp với giá gần 12 tỷ đồng.
Vietsovpetro: Lộ diện nhà thầu trúng gói vật liệu hàn hơn 8,25 tỷ
Gói thầu “Vật liệu hàn (Lần 1)” do Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro làm chủ đầu tư có giá gần 8,25 tỷ đồng được đấu thầu trực tiếp.
Loạt 'ngoại trừ' của kiểm toán tại Everland: Dòng tiền 'mờ mịt'
Từ 2022 đến 2024, các báo cáo tài chính của Everland liên tục bị đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ. Trong đó năm 2022 và 2023 kiểm toán không xác minh được tiền mặt và hàng tồn kho - những khoản ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và kết quả kinh doanh.
TP HCM: Công ty Kiến Gia Hưng thắng tiếp gói thầu hơn 4 tỷ
Ngày 30/06/2025, Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị huyện Cần Giờ (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty Kiến Gia Hưng trúng gói thầu hơn 4,45 tỷ đồng.