Dị ứng thuốc kháng sinh Hiểm họa tiềm tàng
Thuốc kháng sinh ngày càng được sử dụng phổ biến trong đời sống hiện đại nhằm điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn.
Theo thống kê, tại Việt Nam, hiện thuốc kháng sinh chiếm đến hơn 50% số lượng dược phẩm. Tuy nhiên trong quá trình điều trị bằng thuốc kháng sinh, có không ít người gặp phải tình trạng dị ứng với thuốc gây nguy hiểm thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Dị ứng thuốc là gì?
Dị ứng thuốc là phản ứng không mong muốn của thuốc do đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể với loại thuốc đó. Theo Tổ chức Dị ứng Thế giới (WAO), phản ứng dị ứng miễn dịch xảy ra do sử dụng thuốc được chia thành 2 loại: Loại thứ nhất là dị ứng thuốc nhanh, thường xảy ra sau vài giờ dùng thuốc như mày đay hay nguy hiểm hơn là phản vệ do thuốc; loại thứ hai là dị ứng thuốc chậm có thể xảy ra sau vài ngày thậm chí vài tuần dùng thuốc, là một thể bệnh rất nguy hiểm của dị ứng thuốc.

Phù Quinck là một dị ứng thuốc nguy hiểm khi dùng kháng sinh.
Về mặt lâm sàng của dị ứng kháng sinh rất đa dạng tuỳ theo loại và mức độ nghiêm trọng của phản ứng và cơ quan bị ảnh hưởng. Những yếu tố như loại thuốc sử dụng, tính chất của căn bệnh đang điều trị và tình trạng miễn dịch của bệnh nhân được xem là đóng vai trò quan trọng trong biểu hiện lâm sàng của những đáp ứng này.
Các hình thái lâm sàng thường gặp là: Nhiễm độc da dị ứng, mày đay cấp, hội chứng Stevens-Johnsons, đỏ da toàn thân, hồng ban nhiễm sắc cố định, hồng ban đa dạng, phù Quinck, sốc phản vệ...
Một số loại thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ gây ra các phản ứng dị ứng cho người bệnh trong quá trình sử dụng bao gồm:
Nhóm kháng sinh cephalosporin như: cefotetan, cephalexin, cefuroxim, cefazolin, cefadroxil, cefprozi,cefixime, cefaclor.
Nhóm kháng sinh penicillin như penicillin V, ticarcillin, dicloxacillin, oxacillin, piperacillin, penicillin G, ampicilin, amoxicillin.
Phản ứng dị ứng muộn từ việc sử dụng thuốc kháng sinh ít xảy ra hơn. Tuy nhiên tình trạng này thường nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh. Trong các trường hợp dị ứng với kháng sinh thường xảy ra, đáng lo ngại nhất là penicillin. Đây là kháng sinh đầu được tìm ra và áp dụng vào điều trị và cũng chính penicillin gây sốc phản vệ do dùng kháng sinh. Sốc phản vệ là tai họa khủng khiếp, là trường hợp nặng nhất của dị ứng thuốc, có thể dẫn đến khó thở, hạ huyết áp, trụy mạch và tử vong có thể xảy ra chỉ trong vài phút nếu không được cấp cứu kịp.
Nguyên nhân gây dị ứng
Nguyên nhân gây dị ứng thuốc kháng sinh là do cơ địa nhạy cảm với các thành phần của thuốc, yếu tố di truyền (tiền sử gia đình mắc bệnh), hệ miễn dịch suy yếu. Những người có tiền sử về dị ứng như: dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, đặc biệt là người dị ứng thuốc... sẽ có khả năng dị ứng cao hơn khi sử dụng thuốc. Việc dùng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ, không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, dùng quá liều lượng, dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc, dùng trong thời gian kéo dài hay việc kết hợp nhiều loại thuốc một lần mà không biết chúng phản ứng chéo, tương tác lẫn nhau cũng dễ gây dị ứng thuốc.
Làm gì để dự phòng?
Dị ứng thuốc kháng sinh là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không kịp thời xử lý. Vì thế, cần tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng thuốc để làm giảm nguy cơ. Cần ghi nhớ nguyên tắc chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết, tốt nhất là dùng thuốc theo sự chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.
Nếu phải dùng thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, kiểm tra nguồn gốc của thuốc, đồng thời theo dõi sát sao, nhất là lần đầu tiên uống thuốc. Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra, việc đầu tiên cần làm là phải ngừng ngay các thuốc nghi ngờ, nếu không xác định được chính xác thì nên tạm dừng tất cả các thuốc đang uống và phải tới ngay cơ sở y tế để điều trị và chăm sóc tốt nhất. Việc ngừng thuốc nghi ngờ quyết định tới 50% khả năng điều trị thành công, còn lại là phần chăm sóc chống bội nhiễm và dinh dưỡng bồi phụ dịch nâng cao thể trạng.
Khi đã có tiền sử dị ứng thuốc cần có một quyển sổ theo dõi ghi lại các thuốc nghi ngờ hay đã biết chắc chắn là mình bị dị ứng. Khi bị bệnh, cần dùng thuốc đợt sau phải thông báo ngay cho bác sĩ và dược sĩ biết là đã từng bị dị ứng với loại thuốc kháng sinh này và mức độ nghiêm trọng để bác sĩ có chỉ định phù hợp.
Tạm giữ hơn 23.000 lọ yến chưng của Yến sào Tuấn Dương & TKT
Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vừa kiểm tra, tạm giữ hơn 23.000 lọ yến chưng tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT nghi không đạt chất lượng.
Xử phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm chết để bán
Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên đã xử phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm chết bán ra thị trường. Đồng thời, buộc tiêu hủy 45 kg tôm hùm là tang vật vi phạm.
Thu hồi giấy công bố sản phẩm Berocca Performance Mango
Cục An toàn thực phẩm vừa ban hành 3 quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm của 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở 3 công ty.
Dầu xả Keratin Conditioner nhiễm vi sinh vật, nguy hại sao?
ThS.DS Lê Quốc Thịnh cho biết, khi có vi sinh vật trong hóa mỹ phẩm mà sử dụng sẽ gây ra nhiều tác hại khó lường như dị ứng, nổi mẩn ngứa, gây nhiễm trùng da...
BR-VT: Nhà thầu nào trúng gói thầu cải tạo đường Cô Giang?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất TP Vũng Tàu vừa phê duyệt KQLCNT gói thầu Cải tạo, nâng cấp đường Cô Giang.
BR-VT: Ai trúng gói thầu sửa chữa đường GTNT xã Hoà Hiệp?
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện Xuyên Mộc vừa phê duyệt KQLCNT của gói thầu Nâng cấp, sửa chữa đường GTNT xã Hoà Hiệp.
Phát hiện 3 loại thuốc y học cổ truyền giả bán tại cửa hàng ở TPHCM
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền vừa phát hiện 3 loại thuốc giả gồm dầu xoa bóp, dầu phong thấp trật đả và dầu khu phong tại cửa hàng Phùng Hưng, quận 5, TPHCM.
Một doanh nghiệp tại Đồng Nai tự xin rút giấy phép công bố 17 sản phẩm dinh dưỡng
Ngày 5-6, thông tin từ Sở Y tế cho hay, sở đã có quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm dinh dưỡng công thức của một doanh nghiệp tại huyện Vĩnh Cửu theo đề nghị của chính doanh nghiệp.
Thu hồi lô thuốc nhỏ mắt, tai lấy tại trung tâm phân phối dược phẩm lớn nhất Hà Nội
Một lô thuốc nhỏ mắt, tai Ofleye Drops (Ofloxacin 0,3%) do Công ty cổ phần dược Medipharco sản xuất bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn chất lượng nên phải thu hồi.
TPHCM: Xử phạt nhiều công ty, nhà thuốc vi phạm
Ngày 4-6, Sở Y tế TPHCM cho biết, vừa có quyết định xử phạt nhiều công ty, nhà thuốc vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh dược.