largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

ĐBSCL: Thả tôm trong ruộng lúa hữu cơ, lợi nhuận kép

Những sản phẩm nông nghiệp đến từ mô hình lúa - tôm đều được đánh giá là mặt hàng nông sản chất lượng cao, hoàn toàn đủ khả năng chinh phục thị trường quốc tế.

Mô hình thả tôm trong ruộng lúa mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mô hình thả tôm trong ruộng lúa mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thu về 100 triệu đồng mỗi năm từ mô hình lúa - tôm

Vừa chèo chiếc thuyền nhỏ đi thăm lúa, vừa kéo lú tôm để khoe với chúng tôi, người đàn ông 70 tuổi tỏ vẻ hài lòng khi năm nay, cả ruộng lúa và đàn tôm của ông đều phát triển tốt.

Đó là ông Phạm Thành Vân ở ấp Nam Quý, xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Từ năm 2017 đến nay, gia đình ông đã tham gia vào HTX Nông nghiệp Nam Quý để sản xuất một vụ lúa, một vụ tôm với diện tích gần 12ha, mỗi năm thu về khoảng 70 - 80 triệu đồng lợi nhuận.

“Sản xuất theo mô hình lúa - tôm, tôi không dùng phân hóa học mà chỉ dùng phân sinh học nhưng lúa vẫn khỏe mạnh, không thấy sâu bệnh hại. Năm nay thời thiết khá thuận lợi nên cả lúa và tôm đều phát triển tốt”, ông Phạm Thành Vân phấn khởi.

Hiện tại, các thành viên của HTX Nông nghiệp Nam Quý có liên kết hợp đồng với 2 đơn vị doanh nghiệp là Công ty Hồ Quang Trí Sóc Trăng và Công ty TNHH tôm lúa hữu cơ nông nghiệp An Giang. Công ty sẽ đầu tư giống, phân bón gốc, phân bón lá. Đến khi thu hoạch Công ty sẽ đến thu mua, sau khi trừ đi các khoản vật tư thì trả lợi nhuận cho bà con nông dân.

HTX Nông nghiệp Nam Quý có 16 thành viên, mỗi năm sản xuất một vụ tôm một vụ lúa trên tổng diện tích 67ha. Trong đó, 30,5ha đã được chứng nhận chuẩn hữu cơ trong 3 năm liên tiếp.

Theo ông Phạm Chí Thương, Giám đốc HTX Nông nghiệp Nam Quý, vùng đất nơi đây được thiên nhiên ưu đãi, mỗi năm đều có cả nước mặn và nước ngọt.

“Trước đây mỗi năm có 3 tháng mặn và 9 tháng ngọt nhưng do biến đổi khí hậu nên hiện giờ có 8 tháng mặn, 4 tháng ngọt. Dưới sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp địa phương, người nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất một vụ tôm một vụ lúa để phù hợp với tình hình thực tế”, ông Phạm Chí Thương cho biết.

Cũng theo Giám đốc HTX Nông nghiệp Nam Quý, người nông dân hiện đang sản xuất 2 giống lúa ST25 và ST tím. Sản lượng lúa hàng năm là 7 tấn/ha, sản lượng tôm là 2 - 3 tấn/ha. Với mức giá bao tiêu đầu ra của doanh nghiệp là 9.000 đồng/kg cho giống ST25 và 10.000 đồng/kg cho giống ST tím, lợi nhuận bình quân của mỗi thành viên HTX là khoảng hơn 40 triệu đồng/ha/vụ. Còn đối với tôm là 70 - 90 triệu đồng/ha/vụ.

Ông Phạm Chí Thương nhận định: “Nhìn chung việc sản xuất lúa của người dân ổn định do có doanh nghiệp bao tiêu đầu ra. Hiện nay bà con đang rất mong muốn được hỗ trợ về mặt kỹ thuật để nâng cao hơn nữa hiệu quả trồng lúa, nuôi tôm; đồng thời cũng muốn tìm những doanh nghiệp bao tiêu đầu ra cho sản phẩm tôm sạch, chất lượng cao”.
Người nông dân nhận định thời tiết năm nay thuận lợi cho cả trồng lúa lẫn nuôi tôm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Người nông dân nhận định thời tiết năm nay thuận lợi cho cả trồng lúa lẫn nuôi tôm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cũng mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất lúa - tôm từ 10 năm nay, ông Đặng Hoài Thanh (ấp Mười Chợ, xã Đông Hưng, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) có gần 2ha diện tích trồng lúa một bụi đỏ và nuôi tôm sú.

Tuy không phải sử dụng thuốc BVTV nhưng cây lúa của ông Thanh vẫn khỏe mạnh, chất lượng đạt yêu cầu. Người nông dân cho rằng tình hình thời tiết năm nay khá thuận lợi cho sản xuất lúa, độ mặn không quá cao nên lúa phát triển tốt.

“Mỗi năm cứ đến đầu tháng 11, sau khi thu hoạch lúa tôi sẽ xử lý nước để thả tôm. Đến tháng 8 sang năm sẽ quay vòng sản xuất lúa trở lại. Ngoài nuôi tôm tôi còn thả thêm cua để tăng thu nhập. Mỗi năm lợi nhuận thu về khoảng 100 triệu đồng”, ông Đặng Hoài Thanh chia sẻ.

Nâng cao chất lượng nông sản, hướng đến thị trường xuất khẩu

Những năm gần đây, trước tình hình xâm ngập mặn ngày càng gia tăng, ngành nông nghiệp huyện An Biên đã thực hiện chủ trương chuyển đổi sản xuất nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn huyện đã chuyển đổi gần 15.000ha diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình một vụ tôm một vụ lúa. Đến nay đã có 20.000ha diện tích sản xuất theo mô hình lúa - tôm.

Thời điểm hiện tại, toàn huyện An Biên đã kết thúc vụ tôm, bà con đã cải tạo ruộng và gieo sạ được 18.000 tấn. Qua triển khai mô hình sản xuất một vụ tôm một vụ lúa, người nông dân đều đánh giá mang lại hiệu quả cao hơn so với chỉ sản xuất một vụ lúa như trước đây.

Sản phẩm nông nghiệp của người nông dân hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sản phẩm nông nghiệp của người nông dân hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trao đổi với báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Trang Minh Tú, Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Biên, cho biết, nhờ việc công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được xây dựng và bắt đầu đưa vào vận hành, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã triển khai nhiều mô hình sinh kế cho bà con như: mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình sản xuất lúa - tôm thích ứng biến đổi khí hậu, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP.

Theo trưởng phòng NN-PTNT huyện An Biên, mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương là lúa và tôm sú. Hiện nay, đối với con tôm, dưới sự chỉ đạo của Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, huyện đang đẩy mạnh những mô hình sản xuất tôm sạch, đồng thời triển khai việc cấp mã số vùng nuôi để phục vụ cho truy xuất nguồn gốc.

Đối với lúa, huyện đang triển khai trồng lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ và VietGAP để cung cấp sản phẩm nông nghiệp sạch cho người tiêu dùng, hướng tới nâng cao giá trị cây lúa, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích sản xuất của người nông dân.

“Bên cạnh đó, trên thực tế, với việc sản xuất lúa - tôm theo hướng chất lượng cao, những sản phẩm nông nghiệp của người nông dân hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu của các thị trường xuất khẩu trên thế giới”, ông Tranh Minh Tú nhận định.

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá

16/01/2024 11:17

Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?

16/01/2024 10:15

Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu

13/01/2024 15:45

Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

Nuôi chồn làm cà phê OCOP

12/01/2024 16:30

Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn

12/01/2024 10:08

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch

12/01/2024 07:06

 Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh

09/01/2024 17:34

Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).

Thấp thỏm thanh long vụ tết

Thấp thỏm thanh long vụ tết

08/01/2024 08:45

Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

 Xuất bán 267.000 tấn ‘vàng đen’, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn nhất cho Mỹ

06/01/2024 10:58

Nước ta xuất bán tổng lượng “vàng đen” lên đến 267.000 tấn trong năm 2023. Theo đó, Việt Nam là quốc gia cung cấp “vàng đen” lớn nhất vào thị trường Mỹ.

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

“Thủ phủ” nghề làm hải sản khô Gành Hào vào mùa Tết

05/01/2024 21:22

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu không chỉ được biết đến với nghề khai thác hải sản phát triển mạnh mà còn là một trong những “thủ phủ” làm khô ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.