Đã đến lúc kẹo dừa hay bánh đậu xanh không chỉ để ăn
Một sản vật địa phương phải chứa đựng trong nó trí tưởng tượng và sự sáng tạo của những nghệ nhân trẻ để tạo nên một không gian lịch sử, văn hóa…
Mối liên hệ giữa thương hiệu quốc gia và đào tạo nghề
Nếu lấy lại định nghĩa cô đọng của Simon Anholt, cha đẻ khái niệm “Thương hiệu quốc gia” (THQG), hay định nghĩa trong cuốn “Diplomacy in a Globalizing World: Theories and Practices” (2013), chúng ta thấy rõ 3 thành tố vừa khai sinh vừa tác động đến THQG, đó là quyền lực mềm, kinh tế - thương mại và marketing để tạo nên danh tiếng, tầm ảnh hưởng và sức sống cho một quốc gia.
Để tạo dựng và duy trì được THQG cần sự đồng hành của khu vực nhà nước và tư nhân, phải huy động nhiều lĩnh vực như chính sách, ngoại giao, kinh tế, thương mại, sản xuất, truyền thông…
Bài viết này đề cập mối liên hệ giữa THQG và lĩnh vực đào tạo nghề, đặc biệt của 3 chuyên ngành: ẩm thực, chế biến nông sản và thủ công mỹ nghệ.

Kẹo dừa hay bánh đậu xanh không chỉ để ăn mà còn để thưởng thức
Người nước ngoài đi du lịch ở Việt Nam đều nhất loạt thưởng thức nem, phở, bún chả, chả cá, hủ tiếu… Hội chợ hàng Việt Nam ở các nước đều thấy các sản phẩm sau được bày bán và được khách mua làm lưu niệm: mít xoài dứa sấy khô, sơn mài, nan tre nứa… Những sản phẩm mang tính truyền thống này không còn đủ sức nặng để gánh gồng cho THQG Việt nữa!
Vì vậy, những nhân tố sau cần được chú trọng hơn nữa trong quá trình đào tạo học sinh sinh viên (HSSV) ở các cơ sở đào tạo nghề từ bậc trung cấp đến cao đẳng của nhà nước hay ở các trung tâm dạy nghề tư thục.
Đó là đưa các nghệ nhân đứng lớp giảng dạy ở một vài hợp phần và đưa HSSV đến cơ sở sản xuất của họ trong những khóa quan sát hay thực tập. Sự tương tác hai chiều này không chỉ nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn làm nghề từ các tiền bối mà còn giúp các em trải nghiệm bằng lắng nghe, quan sát, thực hành.
Người kể câu chuyện thế hệ bằng sản vật
Trong những ngành nghề ẩm thực, thủ công hay chế biến nông sản, yếu tố gia đình, cha truyền con nối, liên thế hệ vừa là đặc trưng vừa là thế mạnh. Những bạn trẻ tốt nghiệp ngành ẩm thực hay thủ công sẽ không còn đơn giản là đầu bếp, thợ thủ công mà cần phải là những “người kể câu chuyện thế hệ” bằng sản vật và sản phẩm của mình.
Đơn cử, xung quanh một đặc sản bánh trái vùng miền hay một món đồ sơn mài khảm trai là cả một câu chuyện về lịch sử văn hóa một vùng đất hay một gia tộc. Một sản vật - sản phẩm địa phương ngày nay phải chứa đựng trong nó trí tưởng tượng và sự sáng tạo của những nghệ nhân trẻ để tạo nên một không gian lịch sử, văn hóa đó. Các nghệ nhân trẻ là người thừa kế truyền thống và hiện đại hóa thứ kỹ thuật nghề nhiều đời để trở thành những đại sứ sản phẩm của chính mình.
Ví dụ từ nước Pháp, không phải thứ ẩm thực Pháp chung chung được UNESCO xếp hạng di sản phi vật thể thế giới, mà chính là khái niệm về bữa ăn ẩm thực kiểu Pháp.

Nhờ tính thẩm mỹ cao trong trình bày, danh tiếng của các bếp trưởng mà ẩm thực Pháp trở thành một biểu tượng văn hóa Pháp
Nghĩa là không phải chỉ nhờ vào mỗi sản vật hay công thức chế biến mà còn nhờ cách tạo dựng một bữa ăn thành quy trình 3 phần (khai vị, món chính và tráng miệng), sự phong phú về nguyên vật liệu và mùi vị, nhờ vào tính thẩm mỹ cao trong trình bày món như một tiểu họa phẩm, nhờ vào cả danh tiếng của các bếp trưởng mà ẩm thực Pháp trở thành một biểu tượng văn hóa Pháp.
Trong quá trình học nghề, HSSV cũng phải được đào tạo kỹ năng truyền thông và marketing, vì thương hiệu không đơn thuần là nhãn hiệu mà còn mang trong mình nhiều biểu tượng khác như hệ giá trị, tài nghệ hay tinh xảo, một quá khứ danh tiếng…
Sản phẩm hay sản vật các nghệ nhân trẻ sáng tạo ra sẽ phải đem lại cho người tiêu dùng một sự bảo đảm nằm ngoài sản phẩm, như một thái độ hay một cam kết. Ở bình diện này, thương hiệu đóng vai trò chiến lược cho sản xuất. Và nghệ nhân trẻ giữ vai trò đại sứ thương hiệu quốc gia.
Khi những HSSV tốt nghiệp ngành nghề của mình, Nhà nước, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức kinh tế tư nhân nên khích lệ, đầu tư vốn hay kích cầu để cho các thanh niên này sản xuất, kinh doanh hay lập doanh nghiệp.
Đã đến lúc, kẹo dừa hay bánh đậu xanh không chỉ để ăn mà còn để thưởng thức, cây đèn bàn sơn mài hay đèn lồng bọc lụa không chỉ để soi sáng một góc phòng mà còn lưu giữ lại với thời gian tài nghệ của nghệ nhân, độ tinh xảo của kỹ thuật và câu chuyện về một vùng đất xứ sở.
Tránh chia năm xẻ bảy trong các chiến dịch quảng bá
Một trong những thương hiệu thủ công mỹ nghệ tinh hoa nhất hiện nay và đạt đẳng cấp quốc tế của Việt Nam là Hanoia với hai dòng sản phẩm chính là sơn mài nghệ thuật và lãnh Mỹ A.

Nâng giá trị hàng thủ công Việt Nam lên tầm quốc tế
Ngoài chất lượng, tinh tế, thẩm mỹ gói gọn trong những thuật ngữ quốc tế hóa là “prestige” và “luxe”, xung quanh Hanoia là cả một câu chuyện về niềm đam mê từ hơn 20 năm nay của một nhóm nghệ nhân Việt khởi nghiệp tại Bình Dương, một trong những thủ phủ của sơn mài Việt Nam từ thế kỷ 14. Bí quyết thành công của họ chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho những nghệ nhân trẻ: trân trọng và lấy cảm hứng từ truyền thống (màu sắc, họa tiết hoa văn, chất liệu, kỹ thuật) kết hợp với thiết kế mang cảm quan đương đại để tạo nên một ngôn ngữ sơn mài Việt của thế kỷ 21.
Ẩm thực, chế biến nông sản và thủ công mỹ nghệ là những ngành nghề giao thoa rõ nhất giữa kỹ thuật nghề, lịch sử và văn hóa. Về bản chất, sản xuất và sáng tạo đồng hành với nhau sẽ tạo nên một thứ văn hóa, một hình thức nghệ thuật. Thông thường, ranh giới giữa khoa học và nghệ thuật, công nghiệp và thủ công, văn hóa và kỹ nghệ sẽ là nơi hình thành nên những ngành nghề mới, những tài nghệ hay kỹ năng chuyên biệt và cách tân.
Đối với THQG, chúng ta cần có tư duy, đồng thuận và chiến lược hành động trong một thời gian nhất định hay lâu dài của các bên tham gia (khối ngành nghề, nhà nước hay tư nhân) để tránh tình trạng chia năm xẻ bảy trong các chiến dịch quảng bá (như giữa Bộ Du lịch và Công nghiệp ở Pháp) hay những trái chiều giữa danh hiệu “the world's coolest brand” của Hàn Quốc với những chủ đề của điện ảnh thể hiện ra cho công chúng: cô đơn, mất định hướng, stress…
Hãng xe của tỉ phú Phạm Nhật Vượng cho thuê xe tự lái dịp Tết
Hãng xe Xanh của tỉ phú Phạm Nhật Vượng có thêm dịch vụ cho thuê xe tự lái theo ngày, tháng, năm. Xe điện cho thuê có đủ loại từ 5 đến 7 chỗ ngồi.
Ford Everest tại Việt Nam bị triệu hồi do lỗi kim phun và mô đun điều khiển động cơ
Đây là đợt triệu hồi đầu tiên của Ford Việt Nam vào năm 2024. Trong năm 2023, Ford Việt Nam phải tiến hành 6 đợt triệu hồi với tổng số 6.277 xe.
CÔNG ĐOÀN DIC GROUP: Thu nhập bình quân của người lao động đạt 10,52 triệu đồng/tháng
Ngày 24/1, Công ty CP đầu tư phát triển xây dựng (DIC Group) tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn DIC Group lần thứ III, khóa V, nhiệm kỳ 2023-2028 (mở rộng).
Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng: Năm 2024 phấn đấu xuất khẩu 21.000 tấn mủ
Sáng 24-1, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Quảng cáo miếng dán kích hoạt tế bào gốc trên mạng chỉ là khuếch đại công dụng, tránh tin dùng
Hiện nay trên mạng tiếp tục xuất hiện hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng quảng cáo miếng dán kích hoạt tế bào gốc có công dụng thải độc cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên theo các chuyên gia, người tiêu dùng tránh tin tưởng.
Bảng xếp hạng Top 500 DN lớn nhất Việt Nam: Petrovietnam nằm Top 3 liên tiếp 15 năm
Tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, tại Lễ công bố và tôn vinh các DN trong Bảng xếp hạng VNR500-Top 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2023, do Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report)...
Người phụ nữ bị bà Như Loan - CEO Quốc Cường Gia Lai tố cáo lừa 150 tỷ đồng là ai?
Sau khi bị tố giác, bà Phượng cũng có đơn phản tố gửi cơ quan chức năng cho rằng mình bị bà Loan vu khống.
Việt Nam chỉ còn 5 tỉ phú, 2 đại gia rớt khỏi bảng xếp hạng giàu bậc nhất hành tinh
Trong vòng nửa tháng, khối tài sản các tỉ phú liên tục biến động, Việt Nam chỉ còn 5 tỉ phú trụ lại trong bảng xếp hạng những người giàu bậc nhất hành tinh.
Xăng dầu Dầu khí Phú Yên thoát lỗ nhờ nguồn thu từ trạm sạc Vinfast
Năm 2023, Xăng dầu Dầu khí Phú Yên đã thu hơn 3 tỷ đồng nhờ cho VinFast đặt trạm sạc, con số này góp phần giúp doanh nghiệp thoát lỗ.
Biwase tặng bò giống cho nông dân nghèo ở huyện Ba Tri (Bến Tre)
Trong không khí trước thềm xuân mới Giáp Thìn 2024, lãnh đạo Tổng Công ty Nước- Môi trường Bình Dương (Biwase) phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã tổ chức đoàn đến thăm và tặng bò giống cho các hộ nông dân nghèo ở các xã Bảo Thạnh...