Cước chở gấp 10 lần "trên giấy", nguy cơ thiếu gạo cho học sinh vùng cao
Quảng Nam - Giá cước vận chuyển gạo từ trung tâm huyện Phước Sơn lên các xã vùng cao có độ chênh lệch hàng chục lần giữa quy định giá của Nhà nước và giá cước thực tế ở thị trường.
Thực trạng này đã diễn ra nhiều năm khiến việc vận chuyển gạo hỗ trợ của Chính phủ cho học sinh, đồng bào dân tộc thiểu số rất khó khăn.
Nguy cơ thiếu lương thực cho học sinh
Thầy Trần Đình Ngộ - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học, THCS Phước Lộc cho hay, tranh thủ thời gian nghỉ hè các thầy cô sắp xếp lại kho gạo dự trữ của trường. Đây là số gạo còn sốt lại từ năm 2021, đang được các thầy cô đưa lên cao để khỏi ẩm, mốc, chuẩn bị cái ăn cho học sinh trong năm học mới. Đặc biệt, số gạo này do Quân khu 5 hỗ trợ vận chuyển chứ nhà trường cũng không đủ kinh phí để vận chuyển.
Theo thầy Ngộ, với mức giá cước vận chuyển hơn 1,7 triệu đồng/tấn gạo như hiện nay, thì rất khó cho việc dự trữ lương thực. Và nếu không tiếp tục vận chuyển gạo trước mùa mưa bão năm nay, khi xảy ra tắc đường, cô lập, nguy cơ thiếu gạo ăn của hơn 200 học sinh sẽ xảy ra trong các tháng cuối năm.

Các giáo viên ở huyện Phước Sơn sắp xếp kho dự trữ gạo. Ảnh: Thanh Chung
Thực hiện Nghị định 116 của Chính phủ, huyện Phước Sơn có hơn 1.000 học sinh ở 7 trường được hỗ trợ gạo, với mức bình quân 100 tấn/năm học.
Năm 2021, UBND tỉnh Quảng Nam ra Quyết định số 38 về hỗ trợ giá cước vận chuyển chỉ ở mức 150 nghìn đồng/tấn. Tuy nhiên, giá cước vận chuyển từ trung tâm huyện vào các xã vùng cao dao động ở mức từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng/tấn. Do đó việc vận chuyển gạo cho học sinh vùng cao trở nên khó khăn.
Mỗi năm huyện Phước Sơn hỗ trợ kinh phí 200 triệu đồng để vận chuyển gạo đi vùng cao, song không thể thanh toán được.
Bà Võ Thị Lệ - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phước Sơn cho biết, gạo để lâu thì xảy ra ẩm mốc, chuột cắn phá, cho nên hai đợt gạo hỗ trợ của Chính phủ trong năm 2022 với hơn 60 tấn, đơn vị đã vận chuyển đến tất cả các trường để kịp cho các em ăn, nhưng vẫn phải nợ tiền vận chuyển. Tiền thì có nhưng không có cơ chế để giải quyết, điều này rất khó khăn cho việc đảm bảo cái ăn cho học sinh vùng cao. Đáng nói, mùa mưa bão đang cận kề nếu không kịp vận chuyển lên các trường thì sau này càng khó hơn. Đường lên các xã bị hư hỏng nghiêm trọng, đi không đã khó nay chở gạo vô cùng khó khăn nên mong sớm có cơ chế để vận chuyển gạo lên các xã trước mùa mưa đảm bảo lương thực cho học sinh.
Vận chuyển "chịu"
Không chỉ học sinh, mà nhu cầu vận chuyển gạo dự trữ phục vụ cho hơn 7.000 người dân Giẻ Triêng tại 5 xã vùng cao của huyện Phước Sơn trước mùa mưa bão cũng rất lớn. Giá cước thực tế cao hàng chục lần giá Nhà nước quy định, nên huyện Phước Sơn vẫn đang loay hoay tìm hướng giải quyết.
Ông Đoàn Văn Thông - Bí thư Huyện ủy Phước Sơn cho biết, ngày 20.4, huyện Phước Sơn đã có văn bản đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho chủ trương để địa phương tổ chức đấu giá cước vận chuyển gạo trên địa bàn. Nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản trả lời chính thức của tỉnh. Trong khi chờ đợi tỉnh có chủ trương về vấn đề này, thì huyện Phước Sơn rồi ngành giáo dục vẫn phải vận chuyển gạo đi vùng cao theo hình thức nợ.
“Không có cơ chế, chính sách nào để chi trả với số tiền cước thực tế khác. Việc vận chuyển gạo hỗ trợ của Chính phủ vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hàng nghìn người dân vùng cao vẫn đang chờ gạo. Còn mùa mưa bão và nguy cơ tắc đường đến các xã vùng cao thì vẫn đang đến rất gần. Những năm trước huyện vận động các nhà hỗ tâm nhưng đây không phải biện pháp bền vững do đó cần UBND tỉnh có cơ chế để trả cước vận chuyển”.
TIN LIÊN QUAN
Bến Tre: Tuấn Kiệt vượt đối thủ, thắng gói thầu hơn 5 tỷ tại Thạnh Phú
Khá “non trẻ” trong lĩnh vực đấu thầu, dự thầu với giá cao hơn, nhưng Cty Tuấn Kiệt đã xuất sắc vượt đối thủ “thâm niên” thắng gói thầu hơn 5,4 tỷ tại Thạnh Phú
Trà Vinh: Nhà thầu Lợi Phát trúng 2 gói trong ngày, năng lực ra sao?
Trong ngày 23/6/2025, Công ty TNHH Tư vấn XD Lợi Phát đã được BQL các dự án ĐTXD TP Trà Vinh phê duyệt trúng liên tiếp 02 gói thầu với tổng giá trị hơn 11 tỷ.
Sau năm lỗ kỷ lục, Danh Khôi đổi tên và tham vọng đa ngành
Sau khoản lỗ kỷ lục hơn 137 tỷ đồng năm 2024, Danh Khôi đổi tên với tham vọng trở thành tập đoàn đa ngành.
TP HCM: Gói thầu tại Đa Phước được trao cho Công ty Hoàng Trung
Ngày 24/6, UBND xã Đa Phước huyện Bình Chánh (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty Hoàng Trung trúng gói xây lắp hơn 387 triệu đồng.
TP HCM: Gói thầu gần 26 tỷ tại An Thới Đông đã tìm được nhà thầu
Ngày 24/6, UBND xã An Thới Đông huyện Cần Giờ (TP HCM) đã phê duyệt cho liên danh 2 thành viên trúng gói thầu thi công xây dựng gần 26 tỷ đồng.
Vốn 25 tỷ, Thiết bị Y tế IMED trúng đậm gói 106 tỷ tại BV Chợ Rẫy
Gói thầu mua sắm hệ thống chụp cắt lớp vi tính trị giá hơn 106 tỷ đồng tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ có duy nhất Công ty TNHH Thiết bị Y tế IMED tham dự và trúng.
Vụ Dakwaco trả lại 24 công trình cấp nước: Lãi 2024 đột biến, “ông lớn” nào chi phối vốn?
UBND tỉnh Đắk Lắk đang nắm giữ 36% vốn của Dakwaco, tương ứng hơn 113,47 tỷ đồng, còn cả gia đình Chủ tịch Đỗ Hoàng Phúc chiếm hơn 59,17% vốn.
Cà Mau: Gói thầu xây kè chống sạt lở 265 tỷ có về tay Thới Bình?
Một mình tham dự, Cty CP XDTM Thới Bình có về đích Gói thầu số 24: XD tuyến kè chống sạt lở bờ biển hơn 265 tỷ do BQL các dự án ODA và NGO tỉnh Cà Mau làm CĐT
Công ty Song Linh - nhà thầu quen trong các gói của Vietsovpetro
Tính từ đầu năm 2025 đến nay, Công ty Song Linh đã tham dự 54 gói thầu của Vietsovpetro, trong đó trúng 5 gói, trượt 15 gói, còn lại là chưa có kết quả…
Những khoản đầu tư thua lỗ của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai
Donaruco đã góp hơn 150,85 tỷ đồng (49,06%) vào CTCP Chỉ sợi Cao su V.R.G Sado, tuy nhiên khoản đầu tư này khá thất bại khi phải trích dự phòng hoàn toàn 100% số tiền trên.