Công ty môi giới lao động “xù lương’’, công nhân khó khăn đủ đường
Tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, khoảng 20 công nhân đã bị một công ty môi giới lao động “xù lương” - liên hệ qua điện thoại, đến văn phòng họ không tìm thấy giám đốc công ty môi giới lao động.
Ngày 30.6, trên mạng xôn xao video về nhóm công nhân bị công ty môi giới lao động "xù lương", nhiều người lâm vào cảnh khó khăn. Theo xác minh của phóng viên Báo Lao Động, sự việc xảy ra đối với nhóm công nhân làm việc tại nhà xưởng sản xuất quạt của một công ty trong khu công nghiệp Đại Đăng, phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tiền lương chưa được trả rơi vào tháng 5.2022. Có khoảng 20 lao động, mỗi lao động bị “xù” từ 5-9 triệu đồng.
Theo phản ánh của chị Bùi Thị Mỹ Phúc (SN năm 1987, ngụ Bình Dương), từ tháng 11.2021, thông qua Công ty cung ứng lao động T.P (trụ sở tại Khu phố Khánh Lộc, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), chị vào làm việc ở nhà xưởng sản xuất quạt máy của Công ty TNHH Công nghiệp H.D, khu công nghiệp Đại Đăng.

Nhóm công nhân bị công ty môi giới "xù lương" đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Đình Trọng
Ngày 15 hằng tháng, nhân viên tên H.T.Huyền của công ty cung ứng lao động T.P đến nhà xưởng phát lương bằng tiền mặt cho công nhân. Tuy nhiên, đến ngày 15.6, chị Phúc và khoảng 20 công nhân không được Công ty cung ứng lao động T.P đến chi trả lương.
Chị Bùi Thị Mỹ Phúc đã liên lạc với nhân viên công ty môi giới để nhận lương, nhưng người này báo tin ông N.V.T - Giám đốc Công ty cung ứng lao động T.P đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú và văn phòng công ty. Những ngày gần đây, các công nhân không thể được liên hệ qua điện thoại, Zalo của nhân viên và Giám đốc Công ty cung ứng lao động T.P.
Để đòi lương, công nhân trở lại nhà máy sản xuất thì công ty này cho biết đã chuyển trả tiền lương của công nhân hết cho Công ty cung ứng lao động T.P từ ngày 14.6. Tìm đến trụ sở của công ty môi giới thì không thấy công ty này theo địa chỉ công bố. Công nhân sau đó phải chạy vạy khắp nơi, nhờ công an khu công nghiệp, tổ chức Công đoàn... hướng dẫn hỗ trợ bảo vệ quyền lợi.
Theo các công nhân, thời điểm này đi tìm việc làm mới rất khó khăn, tiền chi tiêu thì đã hết. Do hết tiền, không bám trụ lại được, nhiều người phải trở về quê. Ngoài ra, có người không còn kinh phí đóng tiền thuê trọ, tiền ăn hằng ngày.
"Công ty không trả lương, hơn nửa tháng nay tôi không có tiền chi tiêu, phải vay mượn người thân để trang trải cuộc sống hằng ngày. Tôi còn phải nuôi con nhỏ nên hiện tại cuộc sống rất khó khăn. Thậm chí những ngày gần đây, tiền đổ xăng để đi đòi quyền lợi tôi cũng phải đi vay" - chị Phúc chia sẻ.
Khó khăn hơn cả là những lao động ngoại tỉnh, vừa phải chi trả tiền trọ, vừa phải lo tiền ăn. Anh Huỳnh Văn Dũng (SN năm 1979, quê Trà Vinh) cho biết, anh cùng 2 con và cháu cũng bị "xù lương". “Sau đợt dịch bệnh lần thứ 4 năm 2021, cha con tôi rời quê Trà Vinh lên đây mưu sinh. Do các con chưa đủ tuổi lao động nên phải thông qua công ty môi giới để xin vào công ty làm việc thời vụ. Sinh hoạt hằng tháng của 3 cha con trông chờ cả vào tiền lương. Tuy nhiên, tiền lương tháng 5.2022 không được nhận nên cuộc sống rất khó khăn. Mấy ngày nay, chúng tôi phải ăn mì tôm và phải nợ tiền thuê trọ. Công việc mới thì vẫn chưa tìm được” - anh Dũng chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, đã nắm được thông tin về vụ việc. Liên đoàn Lao động sẽ cử đơn vị để nắm thông tin cụ thể, hướng dẫn các công nhân bảo vệ quyền lợi. Trường hợp công nhân quá khó khăn thì sẽ tìm hướng để hỗ trợ hoặc giới thiệu việc làm mới cho công nhân.
TIN LIÊN QUAN
-
Điên đầu, trầm cảm với hàng chục cuộc gọi mỗi ngày của môi giới, nhà bán 5 năm vẫn còn bị hỏi “có bán, cho thuê không”
-
Môi giới bất động sản “than” 3 tháng không bán được hàng
-
Vén màn dịch vụ quái đản núp bóng quán karaoke (*): Chân dung kẻ môi giới
-
Chủ tịch DKRA Vietnam: Khởi nghiệp giữa khủng hoảng, viết tâm thư cho chính mình khi suýt phá sản và giấc mơ chuẩn hóa ‘bằng lái xe’ cho môi giới bất động sản
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%
Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.
Ép học sinh không thi vào lớp 10: Lại bệnh thành tích!
Chuyên gia giáo dục cho rằng, việc ép học sinh không thi vào lớp 10 là vi phạm Luật Giáo dục, vi phạm quyền con người. Đây là biểu hiện của bệnh thành tích cần chấn chỉnh.
Phi Nhân Phát không đối thủ trong gói thầu của Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc
Gói thầu thuộc dự án Trường Mầm non Xuân Trường có giá 14,9 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách huyện; được Ban Quản lý dự án huyện Xuân Lộc tổ chức mời thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ...