Có nên ngưng nhập khẩu để cứu giá thịt heo trong nước?
Giá heo hơi trong nước vẫn trên đà giảm sâu trong khi thịt heo nhập khẩu ngày càng tăng.
Nhiều ý kiến cho rằng nên tạm ngưng nhập khẩu heo sống, heo đông lạnh để cứu giá heo trong nước. Đáng nói, trong khi người nuôi thua lỗ thì người tiêu dùng vẫn phải mua thịt heo với giá trên trời.
Heo hơi xuống đáy, giá thịt vẫn trên trời
Ngày 13.10, giá heo tại nhiều địa phương tiếp tục giảm 1 - 2 giá, giá chung 3 miền dao động từ 35.000 - 45.000 đồng/kg. Trong đó, miền Bắc ở mức giá thấp nhất từ 35.000 - 38.000 đồng/kg, miền Nam từ 41.000 - 45.000 đồng/kg, miền Trung và Tây nguyên từ 38.000 - 44.000 đồng/kg.
Giá heo hơi giảm mạnh nhưng giá bán trên thị trường vẫn cao chót vót. Khảo sát hôm qua tại chợ dân sinh TP.HCM, thịt ba rọi có giá 160.000 đồng/kg, nạc đùi 130.000 đồng/kg, nạc dăm 150.000 đồng/kg, sườn già 150.000 đồng/kg, sườn non 200.000 đồng/kg, cốt lết 130.000 đồng/kg. Nhìn lại thời điểm tháng 4 vừa rồi, giá heo hơi trên 3 miền dao động từ 73.000 - 78.000 đồng, gấp đôi giá heo hơi hiện tại nhưng giá thịt heo bán lẻ thịt heo tại các chợ dân sinh dao động chỉ từ 120.000 - 180.000 đồng/kg. Trong đó, nạc đùi và nạc vai giá 165.000 đồng/kg, cốt lết 140.000 đồng/kg, sườn già 140.000 đồng/kg, sườn non 170.000 đồng/kg, ba rọi 160.000 đồng/kg…

Giá thịt heo bán lẻ vẫn còn cao NG.NG
Nói đơn giản thì giá heo hơi giảm một nửa so với cách đây 6 tháng nhưng giá thịt heo trên thị trường vẫn cao hơn. Thậm chí có mặt hàng như sườn non còn cao hơn 30.000 đồng/kg.
Theo một chuyên gia nông nghiệp, một con heo sau khi giết mổ, tỷ lệ thịt móc hàm (nạc và xương, bỏ các phụ phẩm và đầu heo) còn 75%, trong đó, riêng tỷ lệ thịt nạc chiếm 55%. Với mức giá heo hơi trung bình 41.000 đồng/kg tại thị trường TP.HCM ngày 13.10, giá thịt nạc nói chung bán ra chỉ khoảng 80.000 đồng nhưng trên thị trường đang bán giá từ 130.000 - 160.000 đồng/kg là “ăn quá dày”.
Ông Lê Quang Hậu, chủ cơ sở sản xuất nem chả Quang Hậu bức xúc, giá thịt pha lóc thực tế đang cao như thời điểm trước dịch bùng phát lần 4, nên cơ sở rất khó tính toán để sản xuất trở lại. Cụ thể, ngày 13.10, giá nạc dẻo bán sỉ từ chợ Hóc Môn báo cho cơ sở là 130.000 đồng/kg, trong khi thực tế giá chỉ 75.000 - 80.000 đồng/kg nạc dẻo là vừa. “Lúc heo hơi 70.000 - 75.000 đồng/kg, chúng tôi mua nạc dẻo giá sỉ 130.000 đồng/kg đã đành, nay về 40.000 đồng/kg, họ vẫn báo giá đó, thật không hiểu nổi. Giá cả thịt heo trên thị trường đang bị thả nổi, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và chính doanh nghiệp sản xuất chế biến ngành thực phẩm cũng rất khó khởi động trở lại”, ông Hậu nói.
GS-TS Lã Văn Kính, Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, cũng khẳng định với giá heo hơi hiện tại, giá bán lẻ thịt heo trung bình ở mức 80.000 đồng/kg là vừa phải.
Mỗi con heo xuất chuồng lỗ 1 - 2 triệu đồng
Với mức giá heo hơi hiện tại, không chỉ hàng ngàn hộ chăn nuôi trên cả nước, các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn cũng “méo mặt” vì lỗ. Theo tính toán, trung bình con heo 1 tạ xuất chuồng, các hộ chăn nuôi lỗ từ 1,5 - 2 triệu đồng, còn các trang trại, công ty chăn nuôi… cũng lỗ hơn 1 triệu đồng. Thế nhưng một số dự báo đưa ra từ các hiệp hội chăn nuôi cũng cho thấy giá heo hơi có thể giảm sâu nữa, xuống mức 25.000 đồng/kg nếu tình trạng thừa cung kéo dài, sản lượng heo đến kỳ xuất chuồng tăng liên tục.
Theo số liệu cập nhật mới đây từ Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), số heo quá lứa nhưng chưa xuất được khoảng 8 triệu con, tương đương 30% tổng sản lượng. Dù vậy, heo nhập khẩu vẫn đang tăng mạnh với 257.000 tấn trong 8 tháng đầu năm, trị giá đạt hơn 508 triệu USD, tăng 62% về lượng và tăng 84% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản cũng đưa ra dự báo nhập khẩu thịt heo đông lạnh sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do các nước xuất khẩu lớn đang dư thừa sản lượng và có giá rẻ hơn so với trước, cụ thể các thị trường EU, Brazil, Mỹ… Đại diện cục này cũng cho rằng cơ chế thị trường thì việc nhập khẩu thịt heo là bình thường và cho đó là cơ hội để “tăng sức cạnh tranh trên sân nhà” đối với ngành chăn nuôi trong nước nói chung.
Không đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, cho rằng heo, gà đều bị ùn ứ, rớt giá thê thảm quá, lý do lớn nhất đến từ dịch Covid-19 bùng phát đột ngột từ tháng 5 đến nay. Ai cũng biết nhà chăn nuôi nhỏ lẻ “chết” trong đợt dịch này. Nhưng nếu để chăn nuôi “chết” thì các ngành khác cũng “chết” theo như trồng trọt, chế biến… “Thế nên, chúng tôi kiến nghị nên cho tạm ngưng hoặc giãn việc nhập khẩu thịt heo đông lạnh trong thời gian tới”, vị này nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, GS-TS Lã Văn Kính phân tích: Việc dừng nhập khẩu thịt heo đông lạnh trong lúc này là hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi nó nằm trong khả năng của chúng ta với sự tham gia điều tiết của nhà nước trong bối cảnh đặc biệt, bất khả kháng. Năm ngoái, trước tình hình giá heo hơi lên đến 100.000 đồng/kg thì chính Cục Chăn nuôi đã đề xuất cho nhập khẩu heo sống từ Thái Lan vào để cân đối cung cầu. Chưa kể một loạt công cụ hành chính được áp dụng, các cuộc họp giữa Bộ NN-PTNT đều yêu cầu các công ty chăn nuôi heo phải giảm giá bán, đưa giá xuống 70.000 đồng/kg, rồi 65.000 đồng/kg, rồi 60.000 đồng/kg... Sự can thiệp của nhà nước đã có kết quả. giá heo hơi đã hạ nhiệt sau đó. Thế mà lúc này, giá heo xuống thảm hại thì không thấy bất cứ động thái nào của cơ quan quản lý để kéo giá lên.
“Tôi đề nghị Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT xem xét và cần hành động để giúp người chăn nuôi như tạm ngưng nhập khẩu heo sống, ngưng nhập thịt heo đông lạnh, tăng kho lạnh để mua dự trữ cho nhà nông và cùng với Bộ Công thương điều tiết lại giá cả. Bộ NN-PTNT cần có cách làm thế nào để người nông dân và chính doanh nghiệp chăn nuôi thấy có sự công bằng ở đây”, GS-TS Lã Văn Kính đề xuất.
Nhưng trước khi có thể áp dụng biện pháp cứu giá, câu hỏi cần được trả lời là “ai đã ăn dày trên giá heo lúc này?”.
TIN LIÊN QUAN
Loạt 'ngoại trừ' của kiểm toán tại Everland: Dòng tiền 'mờ mịt'
Từ 2022 đến 2024, các báo cáo tài chính của Everland liên tục bị đơn vị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ. Trong đó năm 2022 và 2023 kiểm toán không xác minh được tiền mặt và hàng tồn kho - những khoản ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và kết quả kinh doanh.
TP HCM: Công ty Kiến Gia Hưng thắng tiếp gói thầu hơn 4 tỷ
Ngày 30/06/2025, Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị huyện Cần Giờ (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty Kiến Gia Hưng trúng gói thầu hơn 4,45 tỷ đồng.
2 tháng “ôm” 5 gói thầu, Công ty Vũ Nam năng lực ra sao?
Từ tháng 4 - 5, Ban QLDA huyện Tân Hưng (Long An) đã phê duyệt cho Công ty Vũ Nam trúng 5 gói xây lắp (2 gói chỉ định thầu).
Long An: Nhà thầu Thái Thịnh lại trúng gói xây trường học hơn 9 tỷ
Ngày 18/6, Ban QLDA huyện Tân Trụ (Long An) đã phê duyệt cho Công ty Thái Thịnh trúng gói xây lắp tại trường TH Võ Văn Mùi với giá hơn 9,77 tỷ đồng.
43/54 gói thầu đã trúng của Hiệp Ninh đến từ Dương Hoàng Nam và Đại Hưng
Công ty Hiệp Ninh trúng tổng cộng 43 gói thầu do hai công ty tư vấn là Dương Hoàng Nam và Đại Hưng mời thầu, nhiều gói chỉ có Công ty Hiệp Ninh tham dự và trúng thầu.
TP Sa Đéc mời thầu xây dựng mới Trường mầm non Hoa Sen
Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất thành phố Sa Đéc tìm kiếm nhà thầu cho gói thầu số 01: Trường Mầm non Hoa Sen; hạng mục: Xây dựng mới.
TP HCM: Công ty Phúc Điền 'ẵm trọn' 3 gói thầu tại Quận 8
Chỉ trong 4 ngày (17 - 20/6), Ban QLDA ĐTXD khu vực Quận 8 (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty Phúc Điền trúng 3 gói thầu (1 gói chỉ định thầu).
Vĩnh Long: Công ty Cường Phát trúng loạt gói thầu ở Vũng Liêm
Cường Phát đã trúng 18 gói thầu tại Vũng Liêm với tổng giá trị hơn 275 tỷ đồng, trong đó nhiều gói có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách chỉ dao động từ 0,05% đến 1,84%.
Bạc Liêu: CMC trúng gói thầu lát gạch gần 9 tỷ tại huyện Hồng Dân
Gói thầu lát gạch vỉa hè tại huyện Hồng Dân được trao cho Công ty CMC với giá gần 9 tỷ đồng, tiết kiệm gần 30% so với giá gói thầu.
TP HCM: Thành Phú trúng 10 gói thầu lớn tại Củ Chi
Tính đến giữa tháng 6/2025, Công ty CP Đầu tư Xây lắp Thành Phú đã trúng 10 gói thầu tại Ban QLDA ĐTXD khu vực huyện Củ Chi, tổng giá trị hơn 268 tỷ đồng.