largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Cô gái trẻ khởi nghiệp khởi nghiệp trồng nấm với vỏn vẹn 300.000 đồng

Chị Nguyễn Thị Minh Thủy ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam về quê để khởi nghiệp với nghề trồng nấm với vỏn vẹn 300.000 đồng tiền vốn.

Tốt nghiệp trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm Đà Nẵng, sau 2 năm ra trường, chị Nguyễn Thị Minh Thủy (thôn Nhì Tây, xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) làm việc tại nhiều công ty khác nhau. Tuy nhiên, chị đều bỏ ngang vì không tìm được tiếng nói chung và niềm đam mê nghề nghiệp. Năm 2010, chị về quê và quyết định khởi nghiệp với nghề trồng nấm. Lúc khởi nghiệp, chị chỉ có 300.000 đồng tiền vốn.

Đam mê với cây nấm, cô gái sinh năm 1985 này đã cố gắng vượt qua nhiều khó khăn, thất bại để xây dựng nên HTX Sản xuất, chế biến và tiêu thụ Nấm Nhì Tây. HTX chuyên sản xuất, cung ứng ra thị trường các loại nấm Bào ngư, Linh chi và mộc nhĩ mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Sản phẩm của HTX đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phát triển chuỗi liên kết vệ tinh

Chị Thủy cho biết: “Vì yêu thích trồng nấm nên lúc đi học tôi đăng ký thực tập tốt nghiệp chuyên đề nghiên cứu về nấm. Tôi được tham quan nhiều mô hình trồng nấm và cảm thấy rất thích thú với nó”. Sau 2 năm làm việc ở nhiều công ty từ Bắc vào Nam, trong đó có cả những cơ quan nhà nước nhưng không thành công, chị Thủy quyết định theo đuổi đam mê trồng nấm mà mình yêu thích.

Khởi nghiệp, chị mượn tiền của cha mẹ để dựng trại thô sơ làm bằng tre che bạt rộng chừng 300 m2, ươm trồng 3 loại nấm Bào ngư, Linh chi và Mộc nhĩ. Tuy nhiên khi triển khai, lý thuyết được học không đủ để áp dụng vào thực tiễn, cấy nấm không ra hoặc ra được ít thì hư hỏng dần khiến chị thiệt hại lớn.

Không chấp nhận thất bại, chị Thủy kêu gọi nhiều bạn bè có cùng niềm đam mê về góp vốn và nghiên cứu cách trồng. Sau thời gian nghiên cứu tích lũy kinh nghiệm, nấm đã cho kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, khó khăn chưa dừng lại ở đó, khi mang nấm ra chợ bán, người tiêu dùng quay lưng vì họ cho rằng loại nấm này lạ, sợ ăn bị ngộ độc.

Chị Thủy đã phải bán giá rẻ để quảng cáo sản phẩm. “Tôi đem 2 loại nấm Bào ngư, Linh chi đến gửi các chợ trong xã, huyện nhờ họ bán với giá thấp để nhiều người mua dùng thử. Thời gian sau, khi lượng người sử dụng tăng lên, nguồn cung không đủ cầu thì tôi bắt đầu nâng giá để thu hồi vốn”, Chị Thủy tâm sự.

Khi thị trường tiêu thụ mạnh, chị Thủy vận động các hộ gia đình lân cận thành HTX Sản xuất, chế biến và tiêu thụ Nấm Nhì Tây do chị làm Giám đốc, phát triển theo chuỗi liên kết vệ tinh. Từ khi thành lập, hàng chục hộ gia đình đăng ký làm vệ tinh sản xuất nấm cung cấp cho HTX của chị.

Sản phẩm nấm của HTX

Đa dạng hóa sản phẩm

HTX sẽ cung cấp phôi giống và hướng dẫn cách chăm sóc nấm hiệu quả cho các hộ dân, sau đó sẽ làm hợp đồng thu mua lại sản phẩm. Số hộ gia đình mua phôi và đăng ký làm vệ tinh cho HTX ngày càng tăng lên.

Mỗi tháng, HTX cung cấp 30 - 35 ngàn phôi nấm cho các hộ gia đình và các vệ tinh của HTX và cung ứng cho chợ đầu mối Đà Nẵng; một số chợ ở Quảng Nam khoảng 1,5 tấn nấm. Do nhu cầu tiêu thụ nấm lớn nên HTX tiếp tục mở rộng trại nuôi cấy, các vệ tinh, đào tạo cho gần 10 lao động địa phương làm việc tại HTX. Mặc dù có nhiều siêu thị lớn liên hệ muốn hợp tác nhưng HTX không thể đồng ý vì sản phẩm không đáp ứng đủ.

Vượt qua các tiêu chí khắt khe trong cuộc thi xếp hạng các sản phẩm của Chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) năm 2018, nấm Bào ngư của HTX Nhì Tây xuất sắc được công nhận là sản phẩm 3 sao OCOP cấp tỉnh. Ngay khi tham gia chương trình OCOP, những người nông dân làm nấm bắt đầu thay đổi tư duy sản xuất lẫn kinh doanh khi họ được lựa chọn sẽ phát triển dòng sản phẩm của mình thành đặc sản.

Đa dạng hóa sản phẩm trở thành mục tiêu của việc liên kết các hộ tại địa phương. Trước đây khi chưa xây dựng vệ tinh, HTX chỉ làm được 70 - 100 kg nấm mỗi ngày. Khi phát triển mạng lưới vệ tinh, HTX đã nghĩ đến chuyện phải đa dạng hóa dòng sản phẩm nấm, vì vậy cần phải có nguồn nấm tươi thu về ổn định. Hiện tại, số lượng vệ tinh cho HTX lên đến gần 30 cơ sở, chưa tính 10 cơ sở trên địa bàn huyện được HTX cung cấp nguồn phôi và thu mua sản phẩm sau thu hoạch.

Với những thành công đó, nhiều năm liền chị Nguyễn Thị Minh Thủy được các cấp tặng Giấy khen Phụ nữ làm kinh tế giỏi. Vừa qua, HTX Nấm Nhì Tây được UBND tỉnh Quảng Nam và Liên minh HTX Việt Nam tặng Bằng Khen HTX sản xuất giỏi.

Nguồn: https://thoibaokinhdoanh.vn/khoi-nghiep/co-gai-tre-khoi-nghiep-voi-300-000-dong-1061592.html

Theo Thời Báo Kinh Doanh

Nông dân Hậu Giang phấn khởi vì vụ mía được giá

Nông dân Hậu Giang phấn khởi vì vụ mía được giá

03/12/2021 07:30

Giá mía ở mức cao nên người trồng mía và thương lái đều phấn khởi. Nhiều bà con trồng mía cho biết, đây là vụ mía được nhà máy đường thu mua cao nhất từ trước đến nay.

Trúng đậm vì ý tưởng trồng khoai lang màu sặc sỡ

Trúng đậm vì ý tưởng trồng khoai lang màu sặc sỡ

17/11/2021 14:00

THỔ NHỸ KỲ - Anh nông dân tên là Şerafettin Baba đã thu hoạch vụ khoai lang sặc sỡ đầu tiên của mình ở huyện Torbalı, phía tây tỉnh Izmir như một dự án kinh doanh béo bở.

'Vua tôm' Cần Đước

'Vua tôm' Cần Đước

16/11/2021 12:01

Với thâm niên 24 năm nuôi tôm, kinh nghiệm đầy mình, từ chỗ không có mảnh ruộng, nay ông Khải đã thành tỷ phú. Ông Khải còn được mệnh danh là 'vua tôm' Cần Đước.

Tiềm năng lớn từ bã bia, bã đậu nành

Tiềm năng lớn từ bã bia, bã đậu nành

11/11/2021 10:26

Bù Đốp là thủ phủ nuôi dê của Bình Phước. Trước thực trạng thức ăn khan hiếm vì 'bão' Covid-19, bã bia, bã đậu nành đã trở thành nguồn thức ăn chăn nuôi quan trọng.

Nhà nông chế tạo thành công máy bơm mủ cao su

Nhà nông chế tạo thành công máy bơm mủ cao su

18/10/2021 14:00

Là tỉnh có hơn 230 ngàn ha cao su, sản lượng đạt khoảng 270 ngàn tấn/năm, do đó Bình Phước xác định ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất là tất yếu. Mới đây, anh Nguyễn Văn Lĩnh ở phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài đã nghiên cứu, chế tạo thành công máy bơm mủ cao su.

Đưa lục bình ra thế giới

Đưa lục bình ra thế giới

18/10/2021 12:00

Từ một cơ sở đan nhỏ, sau 20 năm, ông Lê Văn Đạt, KP. Hải Hòa, TT. Long Hải (Long Điền, Bình Phước) đã mang sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ lục bình vươn ra thế giới. Ông Đạt là một trong 63 nông dân được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021”.

Làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng hợp lý

Làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng hợp lý

09/10/2021 17:30

Thay vì độc canh cây mía, ông Trần Văn Luyện (làng Sơ Rơn, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Hướng đi này đã mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 300 triệu đồng/năm.

Nữ giáo viên 9X 'hô biến' đất sét thành 'món ăn' thu chục triệu đồng/tháng

Nữ giáo viên 9X 'hô biến' đất sét thành 'món ăn' thu chục triệu đồng/tháng

05/10/2021 18:30

Với ý tưởng độc đáo, sáng tạo, chị Phạm Thùy Thanh Thảo (Ninh Kiều, Cần Thơ) đã "hô biến" đất sét thành những "món ăn" mini dưới dạng mô hình.

Tạo một hệ sinh thái nông nghiệp 'Cà Mau xanh'

Tạo một hệ sinh thái nông nghiệp 'Cà Mau xanh'

24/09/2021 15:00

Đó là mong muốn của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau và các sở ngành, doanh nghiệp trong tỉnh, sáng 24/9.

Ngư dân Bà Rịa Vũng Tàu đồng thuận với phương án đi biển đánh bắt hải sản

Ngư dân Bà Rịa Vũng Tàu đồng thuận với phương án đi biển đánh bắt hải sản

18/09/2021 19:00

Ngày 18.9, lãnh đạo huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cùng chính quyền thị trấn Phước Hải đã tổ chức đối thoại trao đổi với đại diện các khu phố và ngư dân để lắng nghe góp ý, giải đáp thắc mắc cho ngư dân hoạt động đò nang, thúng máy trên địa bàn về việc ra biển đánh bắt ngày 19.9.