Chua như giá chanh!
Chanh ở ĐBSCL đang chín rộ. Giá chanh tại vùng trồng chỉ 1.000 - 2.000 đ/kg, không đủ công hái, nhưng ở các chợ bán lẻ, siêu thị giá lại cao gấp 10 lần.
1.000 đ/kg chanh
Những ngày qua, ông Nguyễn Văn Rô, ấp Mỹ Trinh A, xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè, Tiền Giang) cũng như nhiều nhà vườn khác buồn rầu vì vườn chanh đã tới kỳ thu hoạch rộ nhưng không có thương lái đến thu mua.
Nhìn cây chanh trái chín vàng, ông Nguyễn Văn Rô xót xa: Chanh chín không hái thì rụng quả, nhưng để vậy suy cây lắm. Hiện nay, chanh bông tím giá chỉ có 1.000 đồng/kg. Với giá này, nhà vườn không có vốn liếng để đầu tư lại, chủ yếu hái để cây không hư, tiền thu được đủ trả công người hái và vận chuyển.

Các vườn chanh ở ĐBSCL đang chín rộ nhưng không có thương lái đến mua. Ảnh: Minh Đảm.
Không chỉ riêng tỉnh Tiền Giang, nông dân ở các tỉnh trồng nhiều chanh như Long An, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp đang rất lo lắng.
Ông Trần Duy Thuận, Giám đốc HTX thương mại – Dịch vụ Bến Lức (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) cho hay: Do nhiều chợ đầu mối, chợ truyền thống đóng cửa, thêm vào đó việc đi lại của các thương lái giữa tỉnh này qua tỉnh khác gặp nhiều trở ngại nên đầu ra của nông sản nói chung cũng như trái chanh nói riêng đang gặp nhiều khó khăn.
Diện tích chanh của HTX và nông dân vệ tinh liên kết khoảng 200 ha. Riêng của HTX là 50 ha. Hiện chanh đang vào vụ thu hoạch, sản lượng mỗi ngày có thể thu hoạch 10 - 20 tấn. Khi vào vụ, bình quân mỗi ha thu hoạch từ 2,5 – 3 tấn/tháng.
Hiện nay mỗi ngày, HTX thu mua khoảng hơn chục tấn chanh không hạt cho bà con. Chủ yếu xuất khẩu chứ thị trường trong nước tiêu thụ tại các siêu thị rất ít. Tại các siêu thị, mỗi ngày tiêu thụ chỉ được khoảng 1 tấn. Ông Thuận cho biết thêm, giá chanh không hạt được HTX đang thu mua cho bà con từ 3.000 đồng/kg. Còn chanh bông tím thì thị trường trong nước không tiêu thụ được.
“Giá này mình mua để góp phần tiêu thụ phần nào cho bà con chứ không có lợi nhuận. Tình hình dịch bệnh mà, được tới đâu tính tới đó chứ không biết phải làm sao nữa”, ông Trần Duy Thuận chia sẻ.

Người dân cho biết, giá trái chanh bông tím hiện chỉ 1.000 đồng/kg thu mua tại vườn. Ảnh: Minh Đảm.
Bán rẻ như cho để làm từ thiện
Theo tìm hiểu, nhiều thương lái ngoài tỉnh gặp khó khăn khi đưa phương tiện đến vùng nguyên liệu thu mua chanh. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chế biến mặt hàng trái chanh ngưng hoạt động.
Một số nhà vườn trồng chanh bán cho các nhà hảo tâm, mạnh thường quân mua tặng cho người dân vùng dịch nhưng giá cả chỉ từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg (bao gồm cả chi phí thu hoạch và vận chuyển lên xe). Mức giá này chỉ đủ cho chi phí công thu hoạch.
Theo ông Phùng Thanh Việt, Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè (Tiền Giang), trái chanh tại địa phương cũng đang bị bế tắc đầu ra. Nhà vườn chỉ bán số ít cho người làm từ thiện với giá 1.000 đồng/kg.
“Chanh mấy bữa nay chỉ có một số người mua để cho, nhưng chỉ có số lượng nhỏ thôi, bị ế. Bây giờ giá thị trường rất rẻ. Mình cũng vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị từ thiện mua để cho bà con ở TP.HCM”, ông Phùng Thanh Việt cho biết.

Giá chanh tại các vùng trồng chỉ 1.000 - 2.000 đ/kg, nhưng ở siêu thị, chợ bán lẻ lại đang cao gấp 10 lần. Ảnh: Minh Đảm.
Tiền Giang có mô hình trồng cây chanh thương phẩm tập trung ở huyện Cái Bè, Cai Lậy và Thị xã Cai Lậy. Nhà vườn đa số trồng cây chanh bông tím, năng suất, chất lượng đạt rất cao. Huyện Cái Bè là địa phương có nhiều diện tích trồng chanh, tập trung tại các xã Tân Thanh, Thiện Trí, Hòa Khánh, Đông Hòa Hiệp, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, An Cư, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú. Tuy nhiên, hiện trái chanh đang bị bế tắc đầu ra.
Ông Lê Văn Ý, Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết đã chỉ đạo các ngành chức năng của địa phương khảo sát tình hình và sẽ có hướng giúp nhà vườn tiêu thụ được trái chanh.
Trong khi tại các vùng trồng chanh, chanh rẻ như cho thì ngay tại các địa phương khác của tỉnh Tiền Giang không trồng chanh, giá trái chanh tại các chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa giá lại lên ở mức hơn 10.000 đồng/kg.
Trước thực trạng này, nhà vườn mong các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần có giải pháp kết nối tiêu thụ, tháo gỡ đầu ra cho loại trái cây này.
Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết
Thời điểm này, làng cá khô Phú Thọ (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang tất bật, rộn ràng không khí sản xuất cá khô nhằm phục vụ khách hàng gần xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 sắp đến.
Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính
Xác định thanh long là một trong những chủng loại trái cây đặc sản, có lợi thế cạnh tranh của địa phương và mang lại giá trị xuất khẩu cao, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu gần 8.600 ha...
Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá
Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.
Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?
Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu
Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.
Nuôi chồn làm cà phê OCOP
Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...
Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch
Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh
Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).
Thấp thỏm thanh long vụ tết
Từ đầu tháng 10 Âm lịch trở lại đây, nông dân tỉnh Bình Thuận bước vào cao điểm chong đèn thanh long vụ tết trong nỗi thấp thỏm... thanh long rớt giá.