largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

Chống ngập manh mún, Sài Gòn nâng đường, Tokyo làm hầm chứa khổng lồ

Việc chống ngập manh mún như nông dân đắp bờ hiện nay vừa tốn kém tiền bạc, gây phiền phức cho dân mà hiệu quả thì quá thấp. Chúng ta hoàn toàn có thể làm những hồ nhỏ ở trên mặt và dưới lòng đất.

Đến hẹn lại lên, sau những tháng nắng kéo dài, TP.HCM bước vào mùa mưa với những trận mưa lớn triền miên và gây ngập sâu ở nhiều tuyến đường, trở thành nỗi kinh hoàng với người dân.

Đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) đoạn kéo dài từ chân cầu Sài Gòn đến gần cầu Thủ Thiêm là một rốn ngập nặng nhất. Cứ sau mỗi trận mưa, cung đường này biến thành sông, nước dâng cao và thoát chậm.

Nguyên nhân thì ai cũng thấy khi cung đường này "gồng gánh" hàng chục khối chung cư ken đặc, khiến tình trạng ngập thêm trầm trọng.

Phân tích về vấn đề này, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho hay, các khu ngập nước ở TP.HCM hiện nay chủ yếu từ nguyên nhân phát triển đô thị không bền vững.

Đường Nguyễn Hữu Cảnh thành sông sau trận mưa chiều 3/6. Ảnh: Như Sỹ

Đường Nguyễn Hữu Cảnh thành sông sau trận mưa chiều 3/6. Ảnh: Như Sỹ

Ông lấy ví dụ đường Nguyễn Hữu Cảnh là rốn ngập rất nặng, nhà nước đang chi 500 tỷ chống ngập là cách làm sai, tiền đó phải do các nhà đầu tư trả.

"Rốn ngập này hồi xưa không ngập vì có hệ thống cống thoát ra sông. Bây giờ, các dự án cao tầng hai bên đều nâng nền lên cả thước, bê tông hóa ngăn đường thoát… lượng ước bị dồn ra đường gây ngập", ông Sơn chỉ ra.

Từ đó để thấy, khi phê duyệt các dự án, chính quyền không tính đến việc đánh giá tác động môi trường. Để khi ngập tìm cách đánh giá lại là cách làm chắp vá, chữa cháy. Ở nước ngoài không ai làm như thế.

Theo ông Sơn, làm bất cứ dự án nào thì phải đánh giá tác động môi trường, làm hạ tầng trước, nhất là đảm bảo được hệ thống cống hay kênh thoát nước. Còn như ở ta, khi xây dựng dự án xong mới quay lại đánh giá tác động môi trường, chống ngập thì đã trễ.

“Ở các nước tiên tiến, họ quy trách nhiệm đó cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải trả tiền để nhà nước chống ngập. Chúng ta thiếu tiền thì đây là cách làm đúng và mang tính bền vững”, lời ông Nam Sơn.

Theo ông Sơn, bài học ở đường Nguyễn Hữu Cảnh nếu không thay đổi tư duy cách làm dự án, thiếu đánh giá tác động môi trường thì có đổ bao nhiêu tiền cũng không chống được ngập.

Ngập đâu nâng đấy, cuộc đua không hồi kết

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, chuyên gia quy hoạch đô thị, cung cách chống ngập phổ biến nhất hiện nay là ngập đâu nâng đấy.

Nâng đường, nâng hẻm... được một vài năm tạm ổn thì sau đó nước mưa kết hợp với triều cường dâng cao lại ngập. Cuộc chạy đua này không bao giờ có hồi kết.

“Sau nhiều năm dồn tiền, của và sức người chống ngập tiêu tốn hàng tỷ USD, TP.HCM đã có những kết quả được ghi nhận, số điểm ngập đã kéo giảm xuống. Nhưng khi mưa trên 100mm và kéo dài khoảng 2 tiếng thì dường như mọi thành quả trở về không”, ông Hòa chỉ rõ.

Hình ảnh người dân té sấp mặt trên đoàn đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức trong trận mưa chiều tối 1/6. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Hình ảnh người dân té sấp mặt trên đoàn đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức trong trận mưa chiều tối 1/6. Ảnh: Trương Thanh Tùng

Ông Hòa nêu ví dụ, trước 1990 Tokyo cũng bị ngập như TP.HCM, nhưng thay vì nâng cao thì họ lại tiến hành hạ xuống. Năm 1992 họ quyết định xây một tổ hợp chứa nước mưa, nước lũ cực kỳ lớn sâu dưới vùng Saitama, ngoại ô Tokyo.

Toàn bộ nước mưa, nước lũ được dồn vào trong một hầm chứa khổng lồ rộng hơn một sân bóng đá và nó được liên thông với một hệ thống đường hầm thoát dài 6,4km chuyển nước ra sông. Tổ hợp này tiêu tốn một khoản tiền gần 3 tỷ USD, nhưng Tokyo bây giờ không còn ngập.

“Chúng ta hoàn toàn có thể làm những hồ nhỏ ở trên mặt và dưới lòng đất. Ở nhưng nơi ngập sâu và rộng có thể là hầm chứa nước kín được thiết kế ở bên dưới công viên, vườn hoa, bãi đậu xe, hoặc các hồ sinh thái có nước mặt hở”, ông Hòa chia sẻ.

Bên cạnh đó, TP.HCM phải khơi thông lại hệ thống kênh rạch, dù tốn kém đến đâu cũng phải khôi phục năng lực thoát của các kênh xuyên tâm và kênh trục như: kênh Tham Lương - Bến Cát, các trục tiêu thoát nước chính như rạch: Bà Tiếng, Thủ Đào, Ông Bé và Thầy Tiên.

"Việc chống ngập lẻ tẻ, manh mún như nông dân đắp bờ hiện nay vừa tốn kém tiền bạc, gây phiền phức cho đời sống cư dân mà hiệu quả thì quá thấp, chẳng thà tốn một lần như Tokyo cho đáng nhưng mang lại hiệu quả cao", lời ông Hòa.

Theo TS Nguyễn Minh Hòa, vùng đất Nam Sài gòn vốn là cái túi chứa nước đảm bảo gần 300 năm thành phố không ngập. Nhưng đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng những khu dân cư hoành tráng, hơn 70% kênh, rạch, ao hồ bị san phẳng trong tiến trình mở rộng đô thị từ hạt nhân ra bên ngoài. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngập nặng cho TP.

Ra mắt Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM

Ra mắt Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM

30/01/2024 16:50

Chiều 30/1, UBND TPHCM tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Chuyển đổi số TPHCM. Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM chủ trì hội nghị.

Xăm môi làm đẹp, cẩn thận đủ kiểu biến chứng

Xăm môi làm đẹp, cẩn thận đủ kiểu biến chứng

30/01/2024 13:57

Xăm môi là phương pháp làm đẹp được rất nhiều chị em lựa chọn vì mang lại màu sắc tự nhiên, khuôn mặt rạng rỡ, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp họa.

20.000 ngọn đăng thắp sáng núi Bà Đen trong Lễ An vị Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

20.000 ngọn đăng thắp sáng núi Bà Đen trong Lễ An vị Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc

30/01/2024 09:40

Lễ An vị Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen là một sự kiện văn hóa tâm linh diễn ra với quy mô lớn hàng đầu Việt Nam cùng nhiều nghi lễ thiêng liêng.

Nguy hại từ kem hỗ trợ điều trị nám chứa chất huỳnh quang và kim loại nặng

Nguy hại từ kem hỗ trợ điều trị nám chứa chất huỳnh quang và kim loại nặng

30/01/2024 07:08

Nhiều chị em muốn da trắng hồng hết nám đã không ngần ngại khi sử dụng các sản phẩm kem hỗ trợ điều trị nám có lời quảng cáo "thần thánh", tuy nhiên cần lưu ý vì chúng có thể gây tác hại nghiêm trọng do tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại.

Rực rỡ sắc hoa tết ở Tân Ba

Rực rỡ sắc hoa tết ở Tân Ba

29/01/2024 20:46

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến rất gần. Trên những cánh đồng ở khu phố Tân Ba (phường Thái Hòa, TP.Tân Uyên), người dân đang tất bật chăm sóc hoa để cung ứng cho thị trường tết.

Phát triển Măng Đen trở thành 'Thị trấn hoa anh đào'

Phát triển Măng Đen trở thành 'Thị trấn hoa anh đào'

29/01/2024 17:43

Huyện Kon Plông (Kon Tum) kêu gọi mỗi hộ gia đình, cá nhân tích cực trồng hoa anh đào tại khuôn viên nhà để thị trấn Măng Đen trở thành thị trấn hoa anh đào, bốn mùa nở hoa.

54 nồi bánh tét xếp hình chữ S đỏ lửa nấu tặng người dân Đất Mũi

54 nồi bánh tét xếp hình chữ S đỏ lửa nấu tặng người dân Đất Mũi

29/01/2024 15:52

Đại diện Tỉnh đoàn Cà Mau cho biết, 54 nồi bánh tét được nấu đỏ lửa còn tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam đang sôi sục khí thế đoàn kết chung một lòng góp phần phát triển đất nước, xây dựng quê hương.

Dọn rác xuyên Tết

Dọn rác xuyên Tết

29/01/2024 14:14

Vào dịp Tết, lượng rác thải sinh hoạt thường tăng nhiều lần so với ngày thường.

Bí quyết sử dụng dầu quả bơ để có làn da mịn màng, tươi trẻ

Bí quyết sử dụng dầu quả bơ để có làn da mịn màng, tươi trẻ

29/01/2024 13:30

Dầu quả bơ cung cấp axit béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Khi sử dụng để làm đẹp, dầu bơ mang lại nhiều ích lợi cho làn da nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, đồng thời tăng sản xuất collagen...

Bay Tết lại ám ảnh chuyện delay

Bay Tết lại ám ảnh chuyện delay

29/01/2024 09:01

Các chuyến bay dịp Tết bắt đầu có dấu hiệu chậm chuyến, delay khiến hành khách rơi vào thế khó xử khi bị động về hành trình đi lại.