Chồng khen vợ hàng xóm, mẹ ép con học nhiều... có phải bạo lực gia đình?
Các đại biểu Quốc hội nêu ra nhiều hành vi có tính chật bạo lực tinh thần nhưng khó nhận diện và chưa được cụ thể hoá trong dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Chiều 31-5, thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn (đoàn TP Hà Nội) cho rằng điểm quan trọng khi xây dựng dự án luật là nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực gia đình, làm thế nào để người dân vượt qua được rào cản tâm lý, dám lên tiếng trước các hành vi bạo lực gia đình.
Trên thực tế, theo đại biểu Ấn, con cái có dám tố cáo cha mẹ, vợ có tố cáo chồng hay không, việc này thuộc về thay đổi nhận thức thì khi thực thi luật mới có hiệu quả. Ông cũng băn khoăn khi không ít hành vi bạo lực khó gọi tên cụ thể để đưa vào dự thảo luật.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu ý kiến khi thảo luận tại tổ
Nêu ý kiến tại tổ với vai trò là cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh việc xây dựng bộ luật này là điều không đơn giản, bởi vấn đề rất rộng, ai cũng nói được nhưng thể chế thành công cụ pháp luật thì không hề đơn giản.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, bạo lực thể xác, kinh tế có thể nhận ra được, nhưng bạo lực tinh thần thì không hề đơn giản. Nhắc lại quá trình báo cáo trước Uỷ ban Xã hội của Quốc hội để thẩm tra trình dự án luật, vấn đề vợ gây sức ép để chồng phải đi làm kiếm thật nhiều tiền, rồi phải lên chức nọ, chức kia có phải hình thức bạo lực gia đình không.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu ra những vấn đề đó và đề nghị các đại biểu góp ý thêm cho đầy đủ các hành vi bạo lực gia đình để đưa vào dự thảo luật.

Đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Dung
Cũng liên quan đến việc nhận diện các hành vi bạo lực gia đình, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) cho biết, có những hành vi bạo lực gia đình cụ thể, rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, cũng có những hành vi không nghĩ đó là bạo lực gia đình nhưng lại gây khủng hoảng về tâm lý, tinh thần...
Theo bà Dung, chồng đi làm về nhà nhưng im lặng suốt, không nói gì cả, hoặc suốt ngày khen vợ hàng xóm xinh đẹp, chu đáo, rồi "giận cá chém thớt", giận dỗi vô cớ... cũng là hành vi bạo lực gia đình, làm cho đối tượng bị tác động khủng hoảng về mặt tâm lý.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Thoa (đoàn Hải Dương) nhấn mạnh đến việc phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình. Theo bà Thoa, các hành vi bạo lực về thể chất, tinh thần, kinh tế và tình dục đối với trẻ em cần được quy định rõ hơn, đặc biệt là bạo lực về tinh thần.
Theo vị đại biểu, hành vi ép con học cũng là một hành vi bạo lực tinh thần. "Cha mẹ ép con học quá nhiều hoặc lăng nhục, chửi mắng khi con không đạt thành tích như kỳ vọng có thể được liệt kê vào các trường hợp bạo lực về tinh thần. Vì từ những thúc ép của cha mẹ, sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ dẫn tới căng thẳng tâm lý, gây áp lực đối với trẻ em, dần dần tích tụ. Đó có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về tinh thần, tâm lý như tình trạng trầm cảm hoặc các hành vi quá khích, tự tử" - vị đại biểu đoàn Hải Dương cho hay.
Biển người chờ xem diễu binh, diễu hành chào mừng đại lễ 30/4
Trước giờ khai mạc chào mừng đại lễ 30/4 diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, người dân háo hức tập trung tại Bến Bạch Đằng, các tuyến Tôn Đức Thắng, Lê Lợi, phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực chợ Bến Thành... chờ xem diễu binh.
Hào khí đại thắng tái hiện trong chương trình “Mùa Xuân thống nhất”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa Xuân thống nhất” tại TP Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
TP.HCM nắng nóng đỉnh điểm dịp 30/4, người dân cần chuẩn bị và tránh điều gì để không bị say nắng, say nóng?
Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thời tiết tại TP HCM dự báo sẽ nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, vì thế người dân hãy trang bị các vật dụng cần thiết để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Diễu binh, diễu hành lễ 30-4: Chi tiết các tuyến đường cấm xe từ 3 giờ sáng mai
Nhiều tuyến đường trung tâm TP HCM sẽ cấm người và phương tiên lưu thông từ 3 đến 12 giờ ngày mai, 30-4, để phục vụ diễu binh, diễu hành.
Những chiến binh trên lưng ngựa
Giữa cái nắng gay gắt của những ngày tháng Tư lịch sử, thao trường của Đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Kỵ binh tại TPHCM rộn vang tiếng vó ngựa. Những bước chạy bền bỉ, những hiệu lệnh dõng dạc, tất cả đang hướng về một dấu mốc thiêng liêng: Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ ở nhiều tỉnh, thành phố
Tối 28-4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ TPHCM, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ” cấp Trung ương nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).
Tổng duyệt trình diễn 10.500 drone: Lung linh sắc màu đêm hội thành phố mang tên Bác
Tối 28-4, chương trình tổng duyệt trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái (drone) dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra trên khu vực bờ sông Sài Gòn. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn với chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác”.
Mãn nhãn đại tiệc ánh sáng từ 10.500 drone trên bầu trời TP HCM
Vào 20h45 tối nay (28/4), bến Bạch Đằng đã chật kín người dân và du khách, drone bắt đầu màn trình diễn trên bầu trời TP HCM.
Hòa Minzy kêu mọi người bảo vệ môi trường khi xem diễu binh
Hòa Minzy - Hứa Vĩ Văn xuống đường dọn rác, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường khi xem diễu binh.
Những quyền mới của Chủ tịch xã sau sắp xếp
Bên cạnh thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng công chức, Chủ tịch UBND xã còn được bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức...Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa thừa ủy quyền của Thủ tướng, ký tờ trình gửi Quốc hội về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).