largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Chỉ số UV cực đại tại TP Hồ Chí Minh ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao

Từ ngày 7-9/3, chỉ số UV cực đại tại TP Hồ Chí Minh ở ngưỡng 10, nguy cơ gây hại rất cao.

Chỉ số tia UV được cảnh báo là nguy cơ gây hại rất cao tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 7-9/3.

Chỉ số tia UV được cảnh báo là nguy cơ gây hại rất cao tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 7-9/3.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 7-9/3 ngưỡng chỉ số tia cực tím (UV) ở các thành phố thuộc khu vực Trung Bộ và Nam Bộ trong ngày đạt ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao.

Theo thang bảng đo chỉ số UV, từ 3-5 là nguy cơ gây hại trung bình, từ 6-8 là nguy cơ gây hại cao và từ 8-10 là nguy cơ gây hại rất cao, có thể xuyên qua mây và các loại cửa kính, gây bỏng trong thời gian 25 phút. Theo đó, chỉ số tia UV tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 7-9/3 ở mức 10.

Theo khuyến cáo, người dân cần hạn chế ra ngoài vào buổi trưa.

Theo khuyến cáo, người dân cần hạn chế ra ngoài vào buổi trưa.

Để phòng tránh tác hại tia UV, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần mặc quần áo bảo hộ, dùng mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai; đeo kính râm bảo vệ mắt (lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia UV từ 99 -100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh).

Ông Lê Đình Quyết, Phó Trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết: Dự báo những ngày tới đây, vị trí trục của áp cao cận nhiệt đới sẽ ngang qua các tỉnh Nam Trung Bộ nhưng hoàn lưu sẽ bao trùm lên Nam Bộ và hoạt động mạnh. Do đó, khoảng từ ngày 5-8/3, có thể các tỉnh miền Đông sẽ có nắng nóng xuất hiện diện rộng với mức nhiệt độ 35-36 độ C, một số thành phố trên 36 độ. Miền Tây cũng sẽ có nắng nóng xảy ra một vài nơi tại các thành phố. Riêng với khu vực TP Hồ Chí Minh, dự báo nắng nóng với mức nhiệt cao nhất dự báo 35-36 độ C.

Người dân khi ra đường cần chuẩn bị đồ bảo hộ như áo chống nắng, kính mát, mang dù và uống nhiều nước...

Người dân khi ra đường cần chuẩn bị đồ bảo hộ như áo chống nắng, kính mát, mang dù và uống nhiều nước...

Nắng nóng có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nếu hoạt động quá lâu ngoài trời trong khoảng thời gian từ 11 giờ đến 15 giờ. Nhiệt độ cảm nhận thực tế có thể lên đến 37-38 độ C, cao hơn nhiệt độ quan trắc từ 1-2 độ. Thời điểm này, khi ở ngoài trời lâu, người dân cũng rất dễ bị say nắng.

Ngoài ra, chỉ số UV cực đại trong ngày sẽ ở mức 9-10, vì thế người dân khi ra đường cần chuẩn bị đồ bảo hộ như áo chống nắng, kính mát, mang dù và uống nhiều nước; sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây.