Chi gần 500 tỷ đồng chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh: Tiếp tục sai lầm?
Mới đây, dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh được khởi công với chiều dài toàn tuyến gần 3,2km để chống ngập với tổng kinh phí 472,9 tỷ đồng, song nhiều chuyên gia cho rằng, dự án này tiếp tục mắc sai lầm.
Nguyễn Hữu Cảnh được xem là con đường đau khổ nhất Sài Gòn khi lún, ngập suốt mười mấy năm qua. Tuyến đường được thi công từ năm 1997 và đưa vào khai thác năm 2002 với tổng vốn đầu tư gần 420 tỷ đồng. Theo kết quả đo đạc của Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng và Cục Giám định, năm 2004, độ lún lớn nhất của đường Nguyễn Hữu Cảnh là gần 60cm.
Sang năm 2005, đường lún từ 70-80cm. Kết quả kiểm tra cho thấy có đoạn còn lún hơn 1m. Để giải quyết ngập lụt cho tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, TPHCM đã nhiều lần chi hàng chục tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp.

Nhiều tuyến đường ngập nặng khiến người dân khốn khổ
Ngày 5/10/2019, dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh được khởi công với chiều dài toàn tuyến gần 3,2km để chống ngập với tổng kinh phí 472,9 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (chủ đầu tư), dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh có chiều dài toàn tuyến gần 3,2km, sẽ nâng cấp, sửa chữa, cải tạo phần nền, mặt đường bị hư hỏng, trên cơ sở khôi phục cao độ thiết kế cũ từ năm 1997 để vừa đảm bảo chống ngập, đảm bảo giao thông và hài hòa các khu dân cư hai bên tuyến.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chống ngập không đồng thuận với phương án nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh. Theo TS Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (WACC), dự án chia làm 2 phần, gồm đoạn đường từ giao lộ với đường Tôn Đức Thắng đến cầu Thủ Thiêm chỉ tổ chức tách bóc mặt đường, trải nhựa và chỉnh trang vỉa hè. Phần đường từ cầu Thủ Thiêm đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh lún nặng phải xử lý nền đường và thay mới hệ thống thoát nước bị đứt gãy
. Nếu theo phương án này, sau khi dự án hoàn thành, sẽ có 63 hộ dân có nhà thấp hơn đường 15cm, 68 hộ dân có nhà thấp hơn mặt đường từ 30-50cm. Nếu dự án này được thực hiện, chắc chắn hàng trăm hộ dân sẽ chìm trong ngập lụt. “Chưa nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh dân đã khổ sở vì ngập lụt, nếu nâng cốt đường mà không có giải pháp thoát nước sẽ biến nhà thành hầm, nước từ các hẻm chảy ngược vào nhà dân gây ngập lụt nghiêm trọng”, ông Phi nói.
Trả lời Tiền Phong về vấn đề này, đại diện chủ đầu tư cho biết, đoạn đường từ hầm chui cầu Thủ Thiêm (đoạn phía trước tòa nhà The Manor) đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh dài khoảng 500m sẽ nâng cao độ mặt đường lên từ 50 cm đến 1,2m, vì đây là đoạn bị lún nặng nhất. Các đoạn khác lún ít thì nâng đường thấp hơn. “Ban Quản lý dự án đã khảo sát, trao đổi ý kiến với người dân và chính quyền địa phương cũng đã chấp thuận việc nâng cao độ mặt đường ở những đoạn bị lún và ngập nước. Theo đó, phương án khắc phục là xây bậc tam cấp hoặc làm đường dốc để người dân đi lại dễ dàng”, đại diện chủ đầu tư nói.
TS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TPHCM, đánh giá: “Các công trình chống ngập hiện nay của thành phố không có chiến lược rõ ràng, chưa đầu tư đồng bộ, kém hiệu quả. Việc chống ngập theo từng tuyến đường như hiện nay là không hợp lý, mà phải xét theo từng lưu vực. Có một số khu vực nền đất bị lún so với các thiết kế trước đây, gây ảnh hưởng đến dòng chảy, vì vậy các dự án chống ngập có hiệu quả hay không trước tiên phải xem xét lại cấu trúc đường ống hệ thống đã đủ độ dốc chưa. Đồng thời cần chú trọng đến việc quản lý. Công ty Thoát nước môi trường đô thị phải có trách nhiệm khảo sát, kiểm tra và rà soát lại toàn bộ hệ thống thoát nước, không nên đổ lỗi cho những hệ thống thoát nước được xây dựng trước đây”.
Theo TS Phạm Sanh, chuyên gia quy hoạch đô thị, TPHCM cần xem lại từ việc quy hoạch dân cư đến kiểm tra kết cấu hạ tầng và phân cấp quản lý, bảo trì, sửa chữa. Việc khôi phục các không gian điều tiết nước mưa và lũ là điều cần phải thực hiện càng sớm càng tốt thông qua triển khai các giải pháp quy hoạch đô thị, giao thông, kiến trúc cần theo hướng giảm bớt dần tỷ lệ diện tích không thấm nước, tăng khả năng điều tiết tại chỗ.
“TPHCM làm đường nhưng lại không làm cống trước, đây là lỗi từ quy hoạch, từ quản lý đô thị. Bên cạnh đó, một số cống được xây dựng nhưng công tác bảo trì không được thực hiện thường xuyên, khiến tình trạng tồn ứ rác quá nhiều, nước không thoát được". TS Phạm Sanh, Chuyên gia quy hoạch đô thị
TIN LIÊN QUAN
Cà Mau: Đã tìm được nhà thầu thi công cầu Bà Hính hơn 15 tỷ
Gói cầu Bà Hính hơn 15 tỷ đồng chỉ có duy nhất Công ty TNHH MTV Minh Ứng tham dự và trúng thầu, tiết kiệm khoảng 506 triệu đồng.
Đồng Tháp: Gói thi công đường nội đồng ở Bình Phú đã có nhà thầu thi công
Vượt qua hai đối thủ, Công ty Như Hiếu trúng gói thi công nền, mặt đường dự án THT số 3 tại xã Bình Phú, Đồng Tháp với giá 2,056 tỷ đồng.
Tây Ninh: Gói xây lắp gần 12 tỷ, Liên danh Hoằng Diệp được chọn trúng thầu
Dự án xây mới phòng bán trú, nhà ăn và cải tạo trường Tiểu học Thị trấn (huyện Dương Minh Châu) được giao cho liên danh Hoằng Diệp với giá gần 12 tỷ đồng.
An Giang: Huỳnh Cao Phát– Gia Vĩ Hòa trúng gói thầu sửa trường tại Châu Phú
Vượt mặt 3 đối thủ, Liên danh Công ty TNHH MTV Xây dựng Huỳnh Cao Phát - Công ty TNHH MTV Gia Vĩ Hòa trúng thầu với giá khoảng 1,254 tỷ đồng.
Tiền Giang: Gói thầu tại kho xăng dầu Bình Đức gọi tên ai ?
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng và Thương mại Sài Gòn trúng gói thầu xây dựng tường rào phía Tây kho Xăng dầu Bình Đức với giá 1,115 tỷ đồng
9 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không phải nộp thuế
Có ít nhất 9 trường hợp phổ biến người dân được miễn thuế hoàn toàn khi nhận tiền, nếu hiểu đúng và giao dịch minh bạch, người dân cần nắm rõ thông tin để tránh rơi vào tình trạng hoang mạng, lo lắng.
Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM tuyên dương 8 tập thể, 20 cá nhân điển hình tiên tiến
Mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức Hội nghị Điển hình tiên tiến các cấp, tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước Thành phố lần thứ VI, giai đoạn 2025-2030. Hội nghị đã tuyên dương, khen thưởng 8 tập thể và 20 cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong phong trào thi đua yêu nước và thúc đẩy sự phát triển của ngành Văn hóa và Thể thao Thành phố.
TP HCM: Đầu tư 238 tỷ nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền
Ban QLDA ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp TP HCM đang tìm đơn vị thi công dự án Cải tạo, nâng cấp khối nhà N1 Bệnh viện Y học cổ truyền
TP HCM: Mời thầu gói xây lắp gần 26 tỷ tại xã An Thới Đông
Gói thầu gần 26 tỷ đồng do Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Lập Xuân mời thầu rộng rãi, UBND xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ (TP HCM) làm chủ đầu tư.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cả nước còn 34 tỉnh, thành
Quốc hội đề nghị các cơ quan theo thẩm quyền khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết bảo đảm để chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2025.