largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Cách giảm bỏng rát khi da bị cháy nắng trong mùa hè

Ánh nắng mặt trời của mùa hè rất có hại cho da, việc tiếp xúc nhiều với tia UV (cực tím) mà không có phương pháp bảo vệ thì làn da sẽ gặp phải các vấn đề như cháy nắng, sạm đen. Để hạn chế đau, rát do cháy nắng gây ra cần phải áp dụng các biện pháp cơ học.

Cháy nắng (bỏng nắng) là tình trạng da bị tổn thương do tia cực tím (tia UV) trong ánh nắng mặt trời gây ra, một số trường hợp da bị cháy nắng do tiếp xúc với những nguồn ánh sáng nhân tạo mạnh khác. Cụ thể, do làn da có chứa sắc tố melanin – sắc tố quyết định màu da và bảo vệ da dưới ánh nắng.

Da bị cháy nắng do tiếp xúc quá lâu với tia cực tím (tia UV)

Da bị cháy nắng do tiếp xúc quá lâu với tia cực tím (tia UV)

Các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ da cháy nắng

Trên thực tế, tia UV rất tốt cho sức khỏe bởi nó cung cấp năng lượng cho da, tạo nên vitamin D. Tuy nhiên, tia UV chỉ thực sự tốt khi làn da được phơi nắng vào sáng sớm trước 9 giờ sáng.

Tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời

Tình trạng da bị cháy nắng là do tiếp xúc quá nhiều với bức xạ tia cực tím và vượt quá khả năng bảo vệ da của sắc tố melanin. Vì vậy, khi tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh melanin để bảo vệ da, từ đó làn da sẽ tối màu hơn.

Da sáng màu

Những người có làn da sáng màu có nhiều khả năng bị cháy nắng hơn là những người có làn da tối màu. Bởi làn da sẫm màu có nhiều melanin, trong đó cung cấp bảo vệ khỏi bị cháy nắng nhưng không phải từ tia cực tím gây ra thiệt hại da.

Chăm sóc da không đúng cách

Bên cạnh việc làn da tiếp xúc với tia UV quá lâu thì việc chăm sóc da không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho da bị cháy nắng. Chăm sóc da không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ da bị cháy nắng, hấp thụ tia UV gây ra đen sạm, da bị lão hóa sớm.

Những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời

Người tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ ngoài trời có nguy cơ bị cháy nắng cao, dù cho có được che chắn bảo vệ nhưng tia UV có thể xuyên qua những chất liệu vải mỏng.

Cách xử lý, giảm bỏng rát khi da bị cháy nắng

Cháy nắng được xếp vào mức độ bỏng da nhẹ nhất, tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ vùng da sẽ bị tổn thương như mưng mủ, khô ráp, để lại sẹo, đồng thời làm tăng nguy cơ lão hóa sớm, thậm chí là gây ung thư da. Để khắc phục kịp thời khi bị cháy nắng, dưới đây là những cách xủ lý đơn giản, an toàn tại nhà: 

Khắc phục làn da bị bỏng rát cho cháy nắng

Khắc phục làn da bị bỏng rát cho cháy nắng

Làm dịu da

Khi da bị cháy nắng, để nhanh chóng hạ nhiệt cần làm mát vết bỏng bằng nước lạnh, nước đá, gạc lạnh chườm trực tiếp lên vùng bị cháy nắng. Việc này có tác dụng hạ nhiệt độ cho vùng da vừa tiếp xúc mạnh với ánh nắng, vùng da được làm dịu, dần dần không còn cảm giác khô nóng trên vùng da. Bên cạnh đó, có thể làm dịu da bằng các loại thảo dược và thực phẩm:

Làm dịu da bằng nha đam: Trong nha đam có chứa vitamin C và B giúp làm đẹp da, cấp ẩm, kháng viêm, đồng thời làm dịu da rất tốt sau khi đi nắng về. Trường hợp khi da bị cháy nắng, chỉ cần dùng một lượng gel nha đam nhất định bôi trực tiếp lên quanh vùng da bị tổn thương.

Làm dịu da bằng trà xanh: Trong trà xanh có chứa nhiều chất chất catechin và flavonoid với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, giúp làm dịu da khi bị cháy nắng. Trường hợp da bị cháy nắng, thoa trà xanh lên vùng bị cháy sẽ làm giảm đỏ và tổn thương da.

Làm dịu da bằng sữa chua không đường: Sữa chua có chứa nhiều vi sinh có lợi, hỗ trợ làm lành vế thương, giảm kích ức da, giúp da sáng mịn. Vì thế, khi bị cháy nắng có thể sử dụng sữa chua không đường để cải thiện tình trạng da tốt hơn.

Bổ sung cơ thể bằng cách uống nhiều nước

Để đối phó với làn da bị cháy nắng, cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể bởi các vết bỏng hút nước từ cơ thể lên bề mặt da, khiến cơ thể bị mất nước, đồng thời giúp cải thiện các vết nứt nẻ, bong tróc, khô da.

Những lưu ý khi xử lý, giảm bỏng rát do cháy nắng

Vào thời điểm sau khi bị cháy nắng, da cần có thời gian để phục hồi, điều đó cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với ánh mặt trời, nhất là từ 11g trưa đến 16g chiều.

Khi ra đường, nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên và che chắn kỹ càng bằng mũ, kính, quần áo chống nắng, chọn loại vải có chất liệu thoáng khí, dễ chịu, rộng rãi.

Không nên sử dụng dầu, bơ, lòng trắng trứng hay một số loại thuốc khác để bôi lên vùng da bị cháy nắng.

Mặc dù những biện pháp khắc phục tại nhà có thể được sử dụng với những vết cháy nắng nhẹ. Tuy nhiên, với những vết bỏng nặng, lâu hồi phục cần đến cơ sở y tế hoặc hỏi ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe để nhận được cách phục hồi tốt nhất.