Các bệnh viện tại TPHCM: Đấu thầu vẫn vướng, thuốc thiếu trước hụt sau
Sau đại dịch COVID-19, ngành y tế TPHCM đối diện với nhiều vấn đề nóng, trong đó việc đấu thầu trang thiết bị hiện nay chưa rõ ràng.
Hai ngày qua, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM đã trực tiếp làm việc với các bệnh viện tuyến quận, huyện và Bệnh viện Chợ Rẫy để khảo sát “Về việc thực hiện cơ chế tự chủ và đấu thầu mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế tại các bệnh viện công trên địa bàn TPHCM giai đoạn 1.1.2020 - 30.6.2022”.
Càng làm càng... khó
Bác sĩ Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TPHCM - cho biết, bệnh viện được giao quyền tự chủ chi thường xuyên từ năm 2016 đến nay đã được 6 năm. Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận điều trị và khám cho khoảng 600.000 bệnh nhân. Từ bệnh viện đa khoa tuyến quận, năm 2016, bệnh viện đã trở thành bệnh viện đa khoa hạng 1.

Một ca mổ tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM). Ảnh: BVCR
Để phát triển được cơ sở vật chất và nâng cao đào tạo cán bộ y tế chất lượng cao, chi phí hằng năm cho đào tạo khoảng hơn 3 tỉ đồng, sau đó là hàng loạt các chi phí khác như: Hạ tầng, điện, nước, chất thải sinh hoạt, máy móc, trang thiết bị y tế, công nghệ thông tin…
Tuy nhiên, giá thu hiện nay của bệnh viện áp dụng đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT với mức giá được tính 4 phần/7 phần, 3 phần còn lại (chi phí nhân sự gián tiếp, khấu khao thiết bị, máy móc, chi phí đào tạo, nghiên cứu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng) chưa được tính đúng, tính đủ vào cơ cấu giá.
Trong khi đó, giá thu chưa bao gồm phần hao hụt trong quá trình bảo quản, cấp phát thuốc và vật tư. Việc này dẫn đến bệnh viện càng làm càng thâm hụt và không có nguồn để tái đầu tư cơ sở vật chất, khi máy móc thiết bị ngày càng lạc hậu, không nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, không có nguồn đào tạo nhân lực và thu hút nguồn lực có chất lượng cao.
Chứng minh rõ hơn về câu chuyện càng làm càng hao hụt, ThS Hoàng Thị Thanh Kiều - Trưởng phòng Tài chính, Bệnh viện Lê Văn Thịnh - cho hay, hiện nay, bệnh viện ký hợp đồng với cơ quan của BHYT theo đơn giá dịch vụ cung cấp. Trong khi đó, giám định chi phí khám chữa bệnh BHYT và thanh tra lại căn cứ trên định mức xây dựng cơ cấu giá.
Số tạm ứng cho đơn vị 80% chi phí khám bệnh BHYT dựa vào quý trước để cho đơn vị hoạt động vào cuối tháng đầu tiên của quý sau là không đủ. Số tiền 20% chờ quyết toán (3 tháng), phần vượt dự toán năm sau mới được xem xét. Số chi phí chờ thẩm định, quyết toán này rất lớn. Trong khi đó, có nhiều khoản phải chi trả theo từng tháng nên rất khó khăn.
Vướng mắc trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế
Trong khi đó, tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, với quy mô 3.201 giường, được giao thực hiện cơ chế tự chủ theo nhiều giai đoạn, trong đó từ năm 2022 đến nay bệnh viện tự chủ theo nghị định 60 (chi thường xuyên). Tuy nhiên theo Tiến sĩ Nguyễn Nhật Hải - Trưởng phòng Tài chính kế toán, Bệnh viện Chợ Rẫy - bệnh viện tự chủ nhưng nguồn thu do nhà nước quy định, trong khi nguồn chi theo giá trị trường, nên không bao giờ đi đến điểm chung. Nghị định quy định giá dịch vụ y tế do nhà nước ban hành, bệnh viện không được quyền quyết định. Tiến sĩ Hải đề nghị nhà nước chỉ xây dựng định mức, còn giá cụ thể của bệnh viện thì phụ thuộc giá đầu vào.
Cụ thể, xác định lại các chi phí cấu thành giá dịch vụ y tế, ngoài 7 cấu phần yếu tố đã được xác định cần quan tâm đến chính sách kinh tế của nhà nước như: Các chính sách về kinh tế xã hội, chính sách quản lý giá, chiến lược kích cầu, lãi suất ngân hàng… đồng thời yếu tố về trình độ chuyên môn phải được đánh giá một cách cụ thể khách quan, đánh giá theo hạng bệnh viện, học làm, chất lượng y tế mà cơ sở khám chữa bệnh cung cấp theo hướng tiết kiệm chi phí, nhân lực mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả điều trị.
Bởi theo Tiến sĩ Hải, hiện nay bệnh viện nhiều bác sĩ có trình độ chuyên môn tốt nên số lượng khám bệnh, chẩn đoán nhanh. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Y tế chỉ cho phép tối đa một bác sĩ chỉ được khám 35 bệnh nhân mỗi ngày, điều này làm hạn chế số lượng bệnh nhân được khám.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình - Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy - chia sẻ, ngoài liên quan đến đấu thầu thuốc, Khoa Dược còn liên quan đến trang thiết bị y tế và tiêu hao. Việc mua sắm thành công còn phụ thuộc vào các yếu tố hàng hoá phải có trên thị trường hay không. Trên thực tế khi bệnh viện tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, pháp lý hồ sơ dự thầu vẫn còn, nhưng khi tổ chức đấu thầu lại không thể đấu giá mặt hàng đó vì hết hạn.
“Đồng thời, trong các quy định hiện nay vẫn chưa cập nhật được giá thị trường, những quy định đang dự thảo và thiết kế theo kinh tế vĩ mô ổn định, còn nếu có biến động như dịch bệnh thì giá tăng nhiều ảnh hưởng đến việc đấu thầu, dễ mắc sai sót” - tiến sĩ Quốc Bình nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN
Central Capital 'vướng' nợ bảo hiểm, 600 tỷ đồng trái phiếu sắp thanh toán gốc
Năm 2023, Công ty TNHH Đầu tư Central Capital không phát sinh bất kỳ thanh toán gốc, lãi nào cho lô trái phiếu mã CENCH2124001. Công ty góp mặt trong danh sách nợ 2 tháng bảo hiểm, tổng số tiền hơn 108 triệu đồng.
Thu phí NƠXH cao bất thường, Tập đoàn Dabaco lỗ lãi sao?
Gần đây, khách hàng mua nhà Chung cư D-Green Park Dabaco Khắc Niệm (TP Bắc Ninh) của Tập đoàn Dabaco liên tục phản đối mức thu phí dịch vụ. Mức thu được cho là quá cao so với dịch vụ nhà ở xã hội (NƠXH).
Khối ngoại giảm bán ròng, kỳ vọng VN30 sớm vượt mức kháng cự 1.285 điểm
Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục, tận dụng nhịp điều chỉnh để mua vào.
Công ty Đường Man: Lỗ 4 năm liên tiếp, nợ trái phiếu chồng chất
Công ty Cổ phần Đường Man tiếp tục chìm trong thua lỗ với khoản lợi nhuận sau thuế âm hơn 50,7 tỷ đồng trong năm 2023, đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp kết quả kinh doanh âm của doanh nghiệp này.
8.100 lượng vàng được bán ra, NHNN nỗ lực bình ổn thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức thành công phiên đấu thầu vàng miếng thứ 6 vào ngày 14/5, qua đó bán ra 8.100 lượng vàng, tương đương 81 lô.
TP. HCM: Ít cạnh tranh, Công ty Dương Linh trúng gói thầu gần 1,4 tỷ
Theo Kết quả lựa chọn nhà thầu đã công bố ngày 6/5/2024, Công ty TNHH Địa ốc Xây dựng Dương Linh là nhà thầu duy nhất tham gia và trúng gói thầu xây lắp gần 1,4 tỷ đồng, tại TP. Thủ Đức (TP. HCM)…
Một ngày, Vạn Phú Thịnh trúng liền 4 gói thầu xây lắp tại TP.Thủ Đức
Chỉ trong ngày 13/7/2023, Công ty TNHH Tư vấn xây dựng địa ốc Vạn Phú Thịnh đã trúng 4 gói thi công xây dựng, tại TP. Thủ Đức (TP. HCM) với tổng giá trị hơn 5,6 tỷ đồng…
Công ty Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững kỷ lục trúng thầu 100%?
Chưa trượt gói thầu nào kể từ khi gia nhập mạng đấu thầu Quốc gia đến nay. Liệu Công ty TNHH Toàn Tâm Ninh Thuận có giữ vững phong độ tại gói thầu gần 1,5 tỷ chỉ duy nhất doanh nghiệp này tham dự?
Một doanh nghiệp trúng gói thầu gần 3 tỷ Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Nguyễn Văn Trãi vừa được Ban QLDA ĐTXD huyện Ninh Phước công bố trúng gói thầu xây dựng, thuộc công trình - Trường THCS Lê Quý Đôn, có giá gần 3 tỷ đồng.
SSI dự báo doanh thu thuần của NT2 năm 2024 giảm 54,5%
CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) được dự đoán cải thiện sản lượng điện trong Q2/2024, đón đầu mùa cao điểm về điện trên toàn quốc. Tuy nhiên, do hạn chế sản lượng theo hợp đồng, NT2 có thể thua lỗ 255 tỷ đồng.