largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Bộ trưởng Nguyễn Thành Long: Vaccine COVIVAC 'Made in' Việt Nam an toàn và hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh tại lễ tiếp nhận tài trợ cho nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vaccine COVIVAC 'Made in' Việt Nam diễn ra sáng ngày 27/2 tại Bộ Y tế.

Bộ trưởng Nguyễn Thành Long: Vaccine COVIVAC 'Made in' Việt Nam an toàn và hiệu quả. (Nguồn: IVAC)

Bộ trưởng Nguyễn Thành Long: Vaccine COVIVAC 'Made in' Việt Nam an toàn và hiệu quả. (Nguồn: IVAC)

Hiệu lực bảo vệ của vaccine COVIVAC rất tốt

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế - trong thời gian qua, các nhà khoa học Việt Nam kể cả công lập và y tế coi sản xuất vaccine Việt Nam là vấn đề mấu chốt. Bộ Y tế đã chỉ đạo sâu sát, làm sao sớm phát triển vaccine chủ động.

Tại sao vừa đặt mua, vừa phát triển vaccine, vì hiện nay vaccine trên toàn cầu mức độ bảo vệ chỉ khoảng từ 6 tháng -1 năm, thời gian chưa đủ để theo dõi tất cả những quá trình như vậy. Đồng thời do biến chủng nhiều nên hiệu lực bảo vệ của vaccine chỉ trong thời gian nhất định. Vì vậy phải xác định luôn luôn chủ động về vaccine, coi đây là vấn đề an ninh, sức khoẻ thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu phòng chống dịch và bảo vệ sức khỏe của người dân.

“Do đó, một mặt Bộ Y tế thúc đẩy mạnh mẽ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và một mặt làm sao tăng cường làm sao đàm phán, tiếp cận được nguồn vaccine thật nhanh để đáp ứng nhu cầu trước mắt phòng chống dịch bệnh”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Đánh giá về những lợi thế của Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) khi tiến hành nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm vaccine COVIVAC, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay đây là nghiên cứu đa trung tâm và quốc tế. Trước đây chúng ta đánh giá tiền lâm sàng trong nước nhưng vaccine COVIVAC của IVAC đã không chỉ đánh giá ở Việt Nam mà còn ở Mỹ, Ấn Độ.

“Các kết quả thử nghiệm tại các trung tâm đều đồng nhất, cho thấy vaccine có hiệu quả”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Vaccine COVIVAX được phát triển trên dây chuyền công nghệ và nhà máy vaccine đã có sẵn trong nước và làm chủ hoàn toàn công nghệ.

Khi đánh giá tiền lâm sàng và những thử nghiệm, Bộ trưởng khẳng định hiệu lực bảo vệ của vaccine COVIAVAC rất tốt.

"Chúng tôi tự tin, ngoài vaccine của Nanogen đang được thử nghiệm giai đoạn 2 thì vaccine COVIVAC của IVAC được coi là vaccine tiềm năng trong công cuộc ứng phó đại dịch Covid-19"- Bộ trưởng nói, đồng thời thông tin tới đây, Việt Nam sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine thứ 3 "Made in" Việt Nam do VABIOTECH sản xuất.

Bộ trưởng tin tưởng với những vaccine sản xuất trong nước, Việt Nam có thể chủ động được, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế và sẵn sàng phục vụ cho đại dịch. Đây là nền tảng để Việt Nam có thể chủ động được với các đại dịch trong tương lai.

Thời gian tiêm 117.000 liều vaccine AstraZeneca có thể sẽ chậm hơn so với dự kiến ban đầu

Đối với vaccine nhập khẩu của AstraZeneca, trong đó 117.000 liều vừa về đến Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin: Theo quy định, Bộ Y tế đang cùng với Bộ Thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc đang đánh giá toàn bộ chất lượng lô xuất xưởng này. Do đó, có thể thời gian tiêm sẽ chậm hơn so với dự kiến ban đầu, tuy nhiên nguyên tắc chung là phải bảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả sử dụng vaccine với người dân.

bo-truong-nguyen-thanh-long-vaccine-covivac-made-in-viet-nam-an-toan-va-hieu-qua_1

"Các bước đi của Bộ Y tế rất thận trọng, chắc chắn. Vaccine được đưa ra tiêm chủng phải được kiểm nghiệm, đảm bảo an toàn mặc dù được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp"- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng hiện nay các vaccine Covid-19 được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp. Trong đó, nhiều nhất là vaccine của Pfizer đã được cấp phép sử dụng tại 66 quốc gia, sau đó là vaccine của AstraZeneca tại 50 nước và vaccine của Công ty Moderna (Mỹ) tại 28 quốc gia.

Vaccine AstraZeneca được Việt Nam nhập về là một trong 2 vaccine được WHO cấp phép trên phạm vi toàn cầu. Đây là cơ quan lớn nhất về mặt chuyên môn đánh giá về độ an toàn sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.

Đánh giá về những lợi thế của Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) khi tiến hành nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm vaccine COVIVAC, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay đây là nghiên cứu đa trung tâm và quốc tế. Trước đây chúng ta đánh giá tiền lâm sàng trong nước nhưng vaccine COVIVAC của IVAC đã không chỉ đánh giá ở Việt Nam mà còn ở Mỹ, Ấn Độ.

“Các kết quả thử nghiệm tại các trung tâm đều đồng nhất, cho thấy vaccine có hiệu quả”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Vaccine COVIVAX được phát triển trên dây chuyền công nghệ và nhà máy vaccine đã có sẵn trong nước và làm chủ hoàn toàn công nghệ.

Khi đánh giá tiền lâm sàng và những thử nghiệm, Bộ trưởng khẳng định hiệu lực bảo vệ của vaccine COVIAVAC rất tốt.

"Chúng tôi tự tin, ngoài vaccine của Nanogen đang được thử nghiệm giai đoạn 2 thì vaccine COVIVAC của IVAC được coi là vaccine tiềm năng trong công cuộc ứng phó đại dịch Covid-19"- Bộ trưởng nói, đồng thời thông tin tới đây, Việt Nam sẽ thử nghiệm lâm sàng vaccine thứ 3 "Made in" Việt Nam do VABIOTECH sản xuất.

Bộ trưởng tin tưởng với những vaccine sản xuất trong nước, Việt Nam có thể chủ động được, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế và sẵn sàng phục vụ cho đại dịch. Đây là nền tảng để Việt Nam có thể chủ động được với các đại dịch trong tương lai.

Đối với vaccine nhập khẩu của AstraZeneca, trong đó 117.000 liều vừa về đến Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin: Theo quy định, Bộ Y tế đang cùng với Bộ Thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc đang đánh giá toàn bộ chất lượng lô xuất xưởng này. Do đó, có thể thời gian tiêm sẽ chậm hơn so với dự kiến ban đầu, tuy nhiên nguyên tắc chung là phải bảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả sử dụng vaccine với người dân.

"Các bước đi của Bộ Y tế rất thận trọng, chắc chắn. Vaccine được đưa ra tiêm chủng phải được kiểm nghiệm, đảm bảo an toàn mặc dù được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp"- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng hiện nay các vaccine Covid-19 được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp. Trong đó, nhiều nhất là vaccine của Pfizer đã được cấp phép sử dụng tại 66 quốc gia, sau đó là vaccine của AstraZeneca tại 50 nước và vaccine của Công ty Moderna (Mỹ) tại 28 quốc gia.

Vaccine AstraZeneca được Việt Nam nhập về là một trong 2 vaccine được WHO cấp phép trên phạm vi toàn cầu. Đây là cơ quan lớn nhất về mặt chuyên môn đánh giá về độ an toàn sử dụng trong tình trạng khẩn cấp.