Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp cuối bảng xếp hạng cải cách hành chính
Ngân hàng Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính năm 2020.
Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố các chỉ số đánh giá về kết quả cải cách của các bộ, ngành, địa phương trên cả nước.
Quảng Ninh có chỉ số cải cách hành chính cao nhất
Theo kết quả đánh giá các bộ và cơ quan ngang bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đạt chỉ số cải cách hành chính cao nhất ở năm thứ 6 liên tiếp với kết quả là 95,88%, cao hơn 12,64% so với đơn vị có chỉ số thấp nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xếp thứ hai và ba là Bộ Tài Chính và Bộ Tư pháp. Theo Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) Phạm Minh Hùng, kết quả chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2020 với nhóm các bộ, cơ quan ngang cho thấy sự phân hóa ở 2 nhóm điểm.
Nhóm thứ nhất là các bộ đạt kết quả chỉ số cải cách hành chính trên 90%, gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp.
Nhóm thứ hai đạt kết quả chỉ số từ trên 80% đến dưới 90%, gồm 14 bộ, ngành còn lại. Không có đơn vị nào có chỉ số cải cách hành chính dưới 80%.

Bảng xếp hạng cải cách hành chính cấp bộ năm 2020. Nguồn: Ban cải cách hành chính của Chính phủ.
Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 đối với các địa phương được chia thành 3 nhóm. Nhóm A đạt kết quả từ 90% trở lên, gồm 2 tỉnh thành là Quảng Ninh (91,04) và Hải Phòng (90,51). Nhóm B có kết quả từ 80% đến dưới 90% gồm 56 tỉnh thành. Nhóm C có kết quả từ 70% đến dưới 80% gồm 5 tỉnh thành gồm: Bắc Kạn, Ninh Thuận, Kiên Giang, Phú Yên, Quảng Ngãi.
Theo đại diện Bộ Nội vụ, 5 địa phương có kết quả chỉ số cải cách hành chính giảm so với năm 2019 là Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bắc Kạn, Kiên Giang. Trong đó, đơn vị giảm nhiều nhất là Phú Yên.
Cả 6 vùng kinh tế đều có chỉ số cải cách hành chính tăng trong năm 2020, cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (85,88%). Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng có chỉ số thấp nhất (81.41%).
Bình Thuận có chỉ số hài lòng thấp nhất
Bên cạnh việc đong đếm chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan Nhà nước, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ cũng triển khai đo lường chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS).
Các tỉnh có chỉ số hài lòng thuộc nhóm cao nhất là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Còn Bình Thuận (75,68%), Đắk Lắk (77,425), Cao Bằng (78,85%), Quảng Bình (78,88%), Quảng Ngãi (79,61%), Kiên Giang (79,72%) và Bình Phước (79,85%) nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số hài lòng thuộc nhóm thấp nhất.

Chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước cho thấy nhiều người vẫn bị phiền hà, sách nhiễu hoặc phải nộp tiền "bôi trơn". Ảnh: Phạm Ngôn
Cơ quan giám sát cũng thống kê 5,13% người dân ở cả 63 tỉnh thành phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ công; 1,23% người dân ở 57/63 tỉnh thành bị phiền hà, sách nhiễu; 0,59% người dân ở 48/63 tỉnh thành phản ánh phải nộp tiền “bôi trơn”; 4,09% người dân ở 62/63 tỉnh thành bị trễ hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Theo thống kê, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước nói chung trong cả nước năm 2020 là 85,48%. Trong số 63 tỉnh thành, khoảng cách chênh lệch giữa tỉnh có chỉ số hài lòng cao nhất và tỉnh có chỉ số hài lòng thấp nhất là 20,08%.
Kết quả khảo sát cũng chỉ rõ 2 nội dung mà người dân mong đợi nhiều nhất trong suốt 4 năm qua là tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục.
Dự kiến tên gọi, trung tâm hành chính 34 tỉnh thành sau sáp nhập
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Khai mạc triển lãm '50 năm vang mãi bản hùng ca'
Sáng ngày 08/4 đã chính thức khai mạc triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca" tại Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh.
TP.HCM lắp đặt 22 màn hình LED phục vụ người dân xem diễu binh, diễu hành 30/4
Nhằm phục vụ người dân theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TP.HCM sẽ bố trí 22 màn hình LED tại các quận, huyện và TP Thủ Đức.
Hân hoan đón chờ đại lễ
Những ngày này, không khí tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên rộn ràng và sôi động hơn bao giờ hết. Hàng ngàn người dân cùng du khách quốc tế ghé thăm, chụp hình lưu niệm bên dàn pháo lễ đang được lắp đặt sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Học sinh nhận thức hơn về giá trị độc lập dân tộc
Hòa trong không khí cả nước hướng về các ngày kỷ niệm lịch sử lớn của dân tộc, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM đã tổ chức đa dạng hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị của độc lập dân tộc, từ đó có ý thức tự hào, phấn đấu trở thành người có ích.
Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản hùng ca chiến thắng thời đại Hồ Chí Minh".
Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng
Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025).
Lưu ngay những tuyến đường xem diễu binh 30/4
Sáng 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh, diễu hành lớn kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Người dân có thể theo dõi sự kiện tại các tuyến đường trung tâm quận 1 hoặc qua màn hình LED trên khắp thành phố.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thương hiệu trong nước tiếp tục lan tỏa trên thị trường. Ngoài những thương hiệu sản phẩm thực phẩm như mì gói “hai con tôm”, mỹ phẩm Thorakao, còn có nhiều mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất… Trong số đó, không ít thương hiệu có tuổi đời hơn nửa thế kỷ đang “sống khỏe”, dù đã trải qua những thăng trầm cùng với lịch sử phát triển kinh tế của đất nước.
Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%