Bình Thuận công bố hạn hán
Tỉnh Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2 xảy ra trên địa bàn, yêu cầu các địa phương tập trung ứng phó.
Quyết định do ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND Bình Thuận ký ban hành, sáng 7/5. Các sở ngành liên quan và các địa phương được yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay những giải pháp ứng phó, nhằm hạn chế thiệt hại cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân; huy động mọi lực lượng vận chuyển nước sinh hoạt, không để người dân thiếu nước uống do hạn hán.

Hồ thủy lợi Tà Mon, huyện Hàm Thuận Nam cạn trơ đáy. Ảnh: Việt Quốc.
Năm nay lượng mưa ít và đến muộn. Từ sau Tết, dòng chảy trên các sông, suối đều cạn kiệt. Nguồn nước ngầm cũng bị suy giảm mạnh. Các giếng khoan, giếng đào hầu hết đều trong tình trạng cạn nước, có nhiều khu vực không còn nước hoặc nhiễm mặn.
Nước tích trữ trong hệ thống thủy lợi cũng thiết hụt. Nhiều hồ thủy lợi cạn khô, trơ đáy. Đến nay, trong toàn hệ thống chỉ còn khoảng 27,4 triệu m3, chưa tới 11% dung tích thiết kế; chỉ bằng 1/3 so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, và chỉ bằng 31% so với thời điểm xảy ra hạn hán năm 2016.

Người dân xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc đào giếng gần bìa rừng để tìm nước sinh hoạt. Ảnh: Việt Quốc.
Theo UBND Bình Thuận, các địa phương trong tỉnh đang chống chọi với tình trạng hạn hán. Nông dân không có nước sản xuất. Vụ Đông – Xuân vừa qua, toàn tỉnh đã phải cắt giảm hơn 15.400 ha lúa để ưu tiên nguồn nước phục vụ sinh hoạt, nước uống cho gia súc gia cầm và cây trồng lâu năm.
Hiện, nhiều diện tích cây trồng lâu năm ở Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân không có nguồn nước thủy lợi để tưới. Hàng nghìn hecta thanh long bị teo tóp cành, nhiều vườn bị chết héo do không có nước trong thời gian dài, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân địa phương.
Nước sinh hoạt cũng thiếu trầm trọng, nhất là địa bàn huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến cuối tháng 4, toàn tỉnh có 38 xã, phường, thị trấn thiếu nước sinh hoạt cục bộ. Hơn 26.000 gia đình với trên 97.000 người ở khu vực nông thôn đang thiếu nước sinh hoạt.
TIN LIÊN QUAN
EU đưa sầu riêng Việt Nam vào diện kiểm soát
Lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu tại cửa khẩu với tần suất 10%.
Làng cá khô Phú Thọ (Đồng Tháp) tăng công suất vụ Tết
Thời điểm này, làng cá khô Phú Thọ (xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đang tất bật, rộn ràng không khí sản xuất cá khô nhằm phục vụ khách hàng gần xa trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 sắp đến.
Thanh long Tiền Giang thâm nhập thị trường khó tính
Xác định thanh long là một trong những chủng loại trái cây đặc sản, có lợi thế cạnh tranh của địa phương và mang lại giá trị xuất khẩu cao, đến nay, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu gần 8.600 ha...
Người trồng mía ở Trà Vinh được mùa, trúng giá
Nông dân Trà Vinh đang bước vào thu hoạch mía niên vụ 2023-2024, bà con rất phấn khởi vì được cả mùa lẫn giá. Đây là năm thứ 02 liên tiếp người trồng mía tại đây có lãi cao, sau chục năm bị thua lỗ.
Giải cứu chuối hay giải cứu tư duy cho nông dân?
Từ cuối năm 2023 đến nay, nông dân trồng chuối ở H.Trảng Bom liên tiếp nhận tin kém vui về mã số vùng trồng, phân bón và hiện tại là giá chuối chỉ còn 1-2,5 ngàn đồng/kg. Đã có nhà vườn chấp nhận băm chuối ủ làm phân vì giá quá thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Chuối xuất khẩu chỉ 1-2 ngàn đồng/kg, nông dân kêu cứu
Vài tuần trở lại đây, giá chuối cấy mô xuất khẩu rơi theo chiều thẳng đứng, hiện chỉ còn 1-2 ngàn đồng/kg. Nhiều nông dân trồng chuối xuất khẩu như “ngồi trên lửa” vì giá bán rẻ như cho nhưng vẫn khó gọi được thương lái đến mua.
Nuôi chồn làm cà phê OCOP
Một người nông dân đã có bước đi táo bạo trên đất quê. Tận dụng thuận lợi của thời tiết, khí hậu, ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Phú Hiệp 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh đã xây dựng mô hình sản xuất cà phê chồn, từng bước nâng cao giá trị hạt cà phê, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Đa dạng hải sản khô phục vụ Tết Giáp Thìn
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và mua làm quà biếu của người dân và du khách, ngư dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng hải sản khô và sản phẩm chế biến đảm bảo chất lượng...
Kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch
Ngày 10/1, UBND huyện Xuyên Mộc tổ chức hội nghị kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Bàn giao máy móc cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh
Chiều 8/1, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) đã bàn giao Hệ thống máy xay xát thực hiện mô hình liên kết điểm cho HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lá Xanh (huyện Long Điền).