| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ ba, 10/05/2022, 11:45 AM
  • Click để copy

Bên trong ngôi chùa nhỏ, vị sư tái chế ngàn xe lăn tặng người cần

Thợ không nhận sửa, người được thuê cũng “bỏ chạy”, 7 năm qua, thầy Thích Đức Minh một mình mày mò, tái chế những chiếc xe lăn cũ rồi đem tặng người khuyết tật ở khắp mọi miền đất nước.

Thợ không nhận sửa, người được thuê cũng “bỏ chạy”, 7 năm qua, thầy Thích Đức Minh một mình mày mò, tái chế những chiếc xe lăn cũ rồi đem tặng người khuyết tật ở khắp mọi miền đất nước.

Tuy nhiên sau đó, thầy cảm thấy không hài lòng với cách làm này của mình. Bởi, với cách cho, tặng như trên, thầy không biết “người nhận có sử dụng xe được hay không, chiếc xe có phù hợp với chủ mới hay không”.

Sau này, thầy dành nhiều thời gian tiếp xúc, tổ chức những buổi nói chuyện với người khuyết tật trên mọi miền đất nước. Tại đây, thầy lắng nghe, hiểu được một chiếc xe lăn phù hợp rất cần thiết đối với người khuyết tật.

Đạo tràng An Viên thanh tịnh, ẩn hiện dưới những tán cây xanh mát.

Đạo tràng An Viên thanh tịnh, ẩn hiện dưới những tán cây xanh mát.

Tuy nhiên, không thể tặng chung một loại xe lăn nhất định cho những người này. Bởi, mỗi người khuyết tật có một cơ địa, hoàn cảnh riêng. Do đó, họ cần những chiếc xe lăn riêng, phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Bên trong, khuôn viên đạo tràng như được lấp đầy bởi những chiếc xe lăn cũ, hỏng.

Bên trong, khuôn viên đạo tràng như được lấp đầy bởi những chiếc xe lăn cũ, hỏng.

Sư Minh Đức chia sẻ: “Làm từ thiện không chỉ là đem cho mà phải biết cái mình cho đi có giúp ích, phù hợp với người nhận hay không. Tặng xe lăn cũng vậy”.

“Tôi lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của những người khuyết tật về chiếc xe lăn mơ ước của mình. Sau đó, tôi cố gắng sửa chữa, tái chế những chiếc xe lăn phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng đó rồi đem tặng họ”.

Những chiếc xe được trao đi, thầy Minh Đức nhận về niềm vui, sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của người được nhận. Nhờ chiếc xe lăn phù hợp, họ không chỉ có thể tự tắm gội, di chuyển mà còn có thể tự mưu sinh.

Nhận thấy việc làm của mình đi đúng hướng, thầy tiếp tục bỏ tiền túi tìm mua xe lăn cũ từ các bãi phế liệu, tiệm kinh doanh đồ cũ, thậm chí từ nước ngoài. Một số khác, thầy được mạnh thường quân hỗ trợ.

Thế là khuôn viên đạo tràng nhỏ bé, khuất sau bờ kênh rợp bóng cây bồ đề, lộc vừng bị lấp đầy bởi những chiếc xe lăn cũ, hỏng. Cũng từ đây, thầy Đức Minh bắt đầu công việc tái chế xe lăn.

Đây là nơi thầy Thích Đức Minh sửa chữa, tái chế xe lăn cũ để tặng người khuyết tật.

Đây là nơi thầy Thích Đức Minh sửa chữa, tái chế xe lăn cũ để tặng người khuyết tật.

Bảy năm kiên trì

Do không chuyên về việc sửa chữa, những ngày đầu tái chế xe lăn, thầy Đức Minh gặp vô vàn trở ngại. Việc nhiều người tin rằng sửa, để xe lăn cũ trong nhà, cửa tiệm sẽ gặp xui xẻo lại càng khiến thầy gặp nhiều khó khăn hơn.

Thầy đã một mình làm công việc này suốt 7 năm qua.

Thầy đã một mình làm công việc này suốt 7 năm qua.

Trước đây, mỗi khi mua hoặc xin được xe lăn cũ mà chưa thể đem về đạo tràng, thầy Đức Minh thường tìm cách gửi nhờ ở nhà, cửa tiệm người quen. Thế nhưng gần như không ai đồng ý vì “sợ gặp xui xẻo”.

Khi đem xe lăn cũ đến các tiệm sửa xe để sửa chữa, thay thế phụ tùng hỏng hóc…, chủ tiệm cũng không nhận. Họ nói rằng sửa xe lăn sẽ gặp vận xui vì đó là xe của người gặp tai nạn, bạo bệnh, người đã chết...

Tất cả xe lăn ở đây đều đã cũ và qua sử dụng nên hư hỏng cần được sửa chữa, thay thế nhiều phụ tùng.

Tất cả xe lăn ở đây đều đã cũ và qua sử dụng nên hư hỏng cần được sửa chữa, thay thế nhiều phụ tùng.

Không thể đem xe đến tiệm sửa chữa, thầy thuê người đến đạo tràng làm việc tái chế xe lăn với tiền công 400.000 đồng/ngày. Tuy vậy, những người này “chỉ làm được vài ngày rồi bỏ chạy” vì công việc quá tốn chất xám, thời gian, sợ gặp xui.

Thầy Đức Minh chia sẻ: “Tất cả các xe lăn đã qua sử dụng nên phần lớn bị hư hỏng phải tháo lắp, thay thế mới từ bộ phận này sang bộ phận kia. Có những chiếc sửa đi, sửa lại, tìm kiếm phụ tùng thay thế đến mấy ngày mới được”.

“Đặc biệt, khi sửa, tái chế, cần phải làm sao cho phù hợp với nhu cầu của người được nhận. Do đó, công việc này cũng cần nhiều thời gian, công sức. Những ai không đủ lòng kiên nhẫn sẽ không làm được. Vì thế, suốt 7 năm qua, tôi đành lặng lẽ làm một mình”, thầy cho biết thêm.

Mỗi ngày, thầy dành hết thời gian nhàn rỗi của mình vào việc tái chế xe lăn. Nếu ban ngày không đủ thời gian, thầy tiếp tục chong đèn, thức đêm để sửa.

Mỗi ngày, thầy đều dành hết thời gian rỗi của mình vào việc tái chế xe lăn.

Mỗi ngày, thầy đều dành hết thời gian rỗi của mình vào việc tái chế xe lăn.

Suốt nhiều năm qua, mỗi tháng, thầy gửi tặng cho người khuyết tật từ 20-30 chiếc xe lăn đã tái chế hoàn thiện. Việc này khiến thầy Đức Minh được người khuyết tật đặt cho biệt danh là “ông thầy tặng xe lăn”.

Đến nay, những người khuyết tật cần xe lăn sẽ tự động liên hệ với thầy Đức Minh bằng cách gọi điện thoại, gửi thư điện tử. Trong thư, người muốn được nhận xe nói rõ tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại.

Ngoài ra, người nhận còn phải viết một đoạn ghi chú nhỏ miêu tả tình trạng của mình như: khuyết tật như thế nào, cần chiếc xe lăn ra sao, xin xe để sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay mưu sinh…

Sau khi hoàn thiện chiếc xe, thầy gấp gọn, bọc nilon rồi nhờ bưu điện gửi đến tận nhà cho người cần.

Sau khi hoàn thiện chiếc xe, thầy gấp gọn, bọc nilon rồi nhờ bưu điện gửi đến tận nhà cho người cần.

Tùy vào những ghi chú này, thầy Đức Minh sẽ tìm chiếc xe lăn cũ phù hợp, sẵn có trong đạo tràng. Sau đó, thầy tỉ mẩn ngồi sửa chữa, hoàn thiện chiếc xe sao cho thích hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người cần.

Sau khi xe hoàn thiện, thầy gấp gọn, bọc nilon cho sạch sẽ rồi nhờ bưu điện gửi đến tận nhà cho người cần. “Vì người khuyết tật đi lại rất khó khăn nên tôi không để các bạn ấy đến một địa điểm cụ thể nào nhận xe. Tôi sẽ nhờ bưu điện gửi xe đến tận nhà cho các bạn”, thầy Đức Minh cho biết thêm.

Học sinh nghèo, mồ côi được trường nuôi dưỡng miễn phí

Học sinh nghèo, mồ côi được trường nuôi dưỡng miễn phí

01/01/2024 15:54

Bà Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đắk Hà (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) cho biết, đang tiếp tục vận động các em có hoàn cảnh khó khăn đến trường sinh sống để giáo viên nuôi dưỡng.

Cô giáo mầm non bị tai nạn cần sự giúp đỡ

Cô giáo mầm non bị tai nạn cần sự giúp đỡ

31/12/2023 20:36

Vụ tai nạn giao thông khiến cô giáo mầm non Trần Thị Trí bị cán dập nát phải cắt bỏ chân phải. Gia đình có 3 người con nhỏ, chồng làm thuê thu nhập bấp bênh và hiện đang ở trọ, nên hoàn cảnh rất khó khăn rất cần sự chung tay, giúp đỡ của toàn xã hội.

Bé trai 3 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

Bé trai 3 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo

29/12/2023 08:29

Vừa thấy người lạ, bé Nguyễn Văn Chí Trung (34 tháng tuổi, quê quán ấp Tân Thành, xã Tân Hòa, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang - ảnh) đã khóc thét và rúc đầu vào ngực mẹ.

Hành động đẹp của người đàn ông ở Bình Định khi nhặt được tiền, vàng

Hành động đẹp của người đàn ông ở Bình Định khi nhặt được tiền, vàng

27/12/2023 20:46

Một người đàn ông ở xã Hoài Mỹ (TX Hoài Nhơn, Bình Định) có hành động đẹp khi trả lại tiền, vàng trị giá gần 43 triệu đồng nhặt được cho người bị mất.

Thuốc nam từ thiện

Thuốc nam từ thiện

25/12/2023 07:02

Mỗi buổi sáng, khuôn viên điện thờ Phật Mẫu Trường Tây (xã Trường Tây, thị xã Hoà Thành) trở nên nhộn nhịp với các hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí. Bệnh nhân ra vào tấp nập, đông đảo người làm từ thiện làm việc không ngơi tay.

Công ty TPComs trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II Lâm Đồng

Công ty TPComs trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II Lâm Đồng

23/12/2023 12:06

Chiều 22/12, Công ty TPComs (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Bảo Lộc, Hội Chữ thập đỏ thành phố và Bệnh viện II Lâm Đồng tổ chức chương trình ký kết trao tặng 12 tấn gạo cho Bếp ăn từ thiện Bệnh viện II.

Mẹ bé gái hiếu thảo ở Bình Định xuất viện

Mẹ bé gái hiếu thảo ở Bình Định xuất viện

22/12/2023 17:36

Sáng 22-12, lãnh đạo, bác sĩ Bệnh viện Bình Định đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật, tặng hoa chúc mừng bà Phạm Thị Lan (mẹ bé gái hiếu thảo Phan Thị Ca) xuất viện trở về nhà.

Cô Sáu Hà nặng tình xứ biển

Cô Sáu Hà nặng tình xứ biển

16/12/2023 10:07

Mặc dù đã gần 70 tuổi, nhưng bà Lâm Thị Hà, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân Khu phố Hải Trung, TT.Phước Hải, huyện Đất Đỏ vẫn xông xáo trong công tác hội và chăm lo cho bà con trong khu phố. Người dân ở đây trìu mến gọi bà là cô Sáu Hà.

 Xót xa gia đình sống trong căn nhà chờ sập, dồn tiền chữa bệnh thần kinh cho con

 Xót xa gia đình sống trong căn nhà chờ sập, dồn tiền chữa bệnh thần kinh cho con

15/12/2023 09:28

Nhiều năm nay vợ chồng anh Hiếu vẫn sống trong căn nhà tạm được lợp bằng lá, trời nắng thì nóng, mưa thì dột, trong nhà không có một tài sản giá trị.

Hỗ trợ, chữa bệnh cho mẹ của bé gái nhặt ve chai

Hỗ trợ, chữa bệnh cho mẹ của bé gái nhặt ve chai

14/12/2023 08:27

Ngày 13-12, Bệnh viện Bình Định đã cử các y, bác sĩ phối hợp với chuyên gia y tế tại TPHCM đến tận nhà, hỗ trợ khám bệnh cho bà Phạm Thị Lan (40 tuổi), mẹ của em Phan Thị Ca (học sinh lớp 9, Trường THCS Cát Tường, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, Bình Định).