largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

  • Click để copy

“Bác vĩnh hằng như thế giữa nhân dân”

Những câu thơ trong bài “Bác vĩnh hằng như thế giữa nhân dân” lại trở về trong tâm trí nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại vào một sáng tháng 5.

Đừng khoanh rộng những điều không phải lẽ/Đừng huyền thoại thay cho đời giản dị/Khiến Bác thành xa lạ giữa quê hương/Bác tự Làng Sen về với Núi Sông/Ngàn cánh hạc vỗ bay trời xứ sở/Ai cũng thấy đời riêng trong cuộc đời lãnh tụ/Bác vĩnh hằng như thế giữa nhân dân”…

Những câu thơ trong bài “Bác vĩnh hằng như thế giữa nhân dân” lại trở về trong tâm trí nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại, vào một sáng tháng 5, nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bác Hồ trong một lần về thăm quê.

Bác Hồ trong một lần về thăm quê.

PV: Điều đầu tiên mà nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại muốn nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại: Bất cứ người Việt Nam nào cũng có tình cảm vô cùng lớn lao sâu sắc đối với Bác Hồ, người đã tìm đường cứu nước và đem lại những giá trị nhân văn cho con người, không chỉ một thế hệ này mà rất nhiều thế hệ khác được thừa hưởng di sản tinh thần đó. Bác Hồ không chỉ ở tầm dân tộc, ở tầm quốc tế mà còn ở tầm của văn hóa tương lai. Người đã đặt ra và theo đuổi những giá trị vô cùng nhân bản. Trước hết đó là khát vọng độc lập, đưa độc lập tự do, tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do” thành một chân lý của thời đại và cũng là một chỉ hướng hành động cho chúng ta. Thứ hai, mục đích giải phóng đất nước của Bác là tiến tới để giải phóng con người, đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Đó mới là điều lớn lao nhất.

PV: Đã viết nhiều thơ về Bác, bài thơ nào ông thật sự ưng ý?

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại: Tôi viết được khoảng gần 20 bài thơ về Bác, nhưng chưa thật hài lòng về bài nào. Có một bài tôi viết khá lâu rồi, từ năm 1987, nhan đề “Bác vĩnh hằng như thế giữa nhân dân”. Tôi nhớ câu chuyện lần đầu Bác về thăm quê (tháng 6/1957), người ta định làm nhà khách đón Bác. Bác nói rằng Bác về nhà Bác, Bác không phải là khách cho nên không việc gì phải làm nhà khách. Người ta lại mở một cái cổng lớn đi vào giữa vườn. Bác bảo đây không phải cổng vào nhà Bác và Bác gỡ rào để vào theo lối cũ. Rồi thì người ta mở rộng khu di tích ra, Bác nói rằng, không, nhà Bác ngày xưa nghèo lắm, không to lớn như thế này, nhà Bác nhỏ thôi. Cho nên tôi viết từ cái ý đó, là “đừng khoanh rộng những điều không phải lẽ”. Đến bây giờ, khu lưu niệm ở Kim Liên tôi thấy cũng rất hoành tráng, tạo ra các điều kiện để đón tiếp khách đến thăm Bác, nhưng tôi vẫn muốn giữ một di tích nguyên sơ để thấy Bác gần gũi với nhân dân hơn. Bài thơ “Bác vĩnh hằng như thế giữa nhân dân”, tôi cho là đã nói được một vài ý.

PV: Trong nền văn học nghệ thuật nước ta có rất nhiều tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gần đây, những cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thu hút nhiều tác giả tham gia. Nhưng tôi nhận thấy có những điều chúng ta lặp đi lặp lại khi nói về Bác, nghĩ về Bác. Lại có những khoảng trống mà chúng ta chưa chạm tới. Cái gốc để có được tác phẩm hay, theo nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại, đó là gì?

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại: Tôi xin lấy một ví dụ. Bác Hồ quê Nghệ An nhưng sống thời gian dài ở Huế và cũng dạy học ở miền Nam. Mẹ Bác mất ở Huế. Cha Bác mất ở Đồng Tháp. Cho nên Bác Hồ nói là “Miền Nam ở trong trái tim tôi”. Tình cảm của Bác Hồ đối với miền Nam vô cùng cao cả, vô cùng to lớn. Tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác cũng rất thiêng liêng.

Giữa những đàn áp khủng bố năm 1959, nhiều người vẫn cất giấu ảnh Bác. Khi Bác mất, đồng bào miền Nam ở rất nhiều nơi lập đền thờ Bác mà không sợ bị khủng bố, không sợ bị bắn giết. Đặc biệt là các nghệ sĩ miền Nam viết rất thành công về Bác. Họa sĩ Diệp Minh Châu lấy máu mình để vẽ chân dung Bác. Nhiều bài thơ và ca khúc rất xúc động, như bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, được Hoàng Hiệp phổ nhạc - hai nghệ sĩ miền Nam làm nên một tác phẩm rất hay, rất xúc động, giản dị.

Tôi kể chuyện này để quay lại câu hỏi của chị. Điều gì để làm nên một tác phẩm hay về Bác Hồ? Đấy là tấm lòng. Sự chân thành của nghệ sĩ chính là điều cao nhất. Những thế hệ sau này, nhiều người không được tiếp cận với Bác. Những thành quả vĩ đại nhất của đất nước như cách mạng Tháng Tám, như giải phóng miền Nam năm 1975, thế hệ sau chỉ biết qua sử sách. Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một đỉnh cao của lịch sử. Cần phải có sự hiểu biết về đỉnh cao ấy, và cần phải có sự hiểu biết về dân tộc Việt Nam cũng như những tư tưởng tiên tiến của thế giới.

PV: Khi nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở góc độ công dân, có điều gì khiến nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại cảm thấy day dứt, băn khoăn?

Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại: Tôi sinh ra trong một gia đình nhiều đời là chiến sĩ theo cách mạng. Bản thân tôi từng là một người lính. Đã có lúc tôi suy nghĩ rằng lý tưởng của mình đã bị lợi dụng, hoặc thậm chí bị phản bội bởi một số người, một số hành vi rất đau xót. Và tôi cũng cảm thấy đấy là lý tưởng của Bác Hồ bị phản bội. Con đường mà Bác đã chọn, người ta tuy vẫn nhắc tên Bác, nhắc đến lý tưởng, nhưng cách thực hiện và thái độ đối với nhân dân lại khác. Vì thế, chúng ta mới có Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đấy là một sự sửa sai. Bản thân các cuộc vận động đó dù cần thiết, nhưng tôi cho rằng chưa đủ.

Nếu chúng ta đi theo con đường của Bác, trân quý Bác, thì mỗi chúng ta, và đặc biệt là trong các cấp lãnh đạo phải tìm thấy những nguyên nhân nào làm cho cuộc sống, làm cho các giá trị nhân văn được xây dựng trong thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ như vậy đã bị phai nhạt. Điều ấy quan trọng hơn việc dựng tượng Bác. Bác Hồ không muốn dựng tượng mình. Bác Hồ cũng không muốn xây lăng. Và quan trọng là Bác Hồ sống trong lòng nhân dân. Cá nhân tôi, sau những phút hoài nghi, sau những phút buồn lòng, cảm thấy lý tưởng bị phản bội như tôi đã nói thì tôi luôn luôn tin, trước hết là tin ở nhân dân, tin ở bản thân mình, tin ở những lý tưởng, những giá trị tinh thần mà Bác Hồ đã thu nhận từ tinh hoa của dân tộc và lại trả về cho dân tộc ở một tầm mức cao hơn.

PV: Cảm ơn nhà thơ về cuộc trò chuyện này!

Bác vĩnh hằng như thế giữa nhân dân

Nghe Bác về, nhà khách được xây lên

Nhưng Bác nói: Bác không phải là khách, Bác đi về nhà Bác

Nếp tranh nhỏ, đỏ một bờ dâm bụt

Bác nhổ rào đi lối những ngày xưa.

Nơi chân trần chạy nắng dưới đường trưa

Cánh diều nhỏ xanh suốt ngày tuổi nhỏ

Năm mươi năm xa, vẫn bồi hồi lối ngõ

Cái gáo dừa, chum nước trắng hoa cau.

Giếng Cốc trước nhà, cây mít đằng sau

Lò rèn nhỏ ông Điền, Bác thường ra thụt bễ

Đỉnh núi Chung chăn bò, cùng bạn bè một thuở

Chí anh hùng phơ phất ngọn cờ lau

Những đêm nào tuyết lạnh trắng trời Âu

Làng quê nhỏ bập bùng sân ánh lửa

Đêm phường vải, mắt người gieo câu ví

Ánh trăng ngời vạt áo lúc chia tay.

Nhà Bác nghèo, vườn chỉ bấy nhiêu thôi

Đừng khoanh rộng những điều không phải lẽ

Đừng huyền thoại thay cho đời giản dị

Khiến Bác thành xa lạ giữa quê hương.

Bác tự Làng Sen về với Núi Sông

Ngàn cánh hạc vỗ bay trời xứ sở

Ai cũng thấy đời riêng trong cuộc đời lãnh tụ

Bác vĩnh hằng như thế giữa nhân dân.

Nguyễn Sĩ Đại

Tài năng MC Khắc Nguyện - trợ thủ cho Chủ tịch Trần Hùng Huy

Tài năng MC Khắc Nguyện - trợ thủ cho Chủ tịch Trần Hùng Huy

08/06/2023 07:54

MC Khắc Nguyện - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng ACB là trợ thủ cho Chủ tịch Trần Hùng Huy. Ngoài lĩnh vực ngân hàng, Khắc Nguyện được đánh giá cao về khả năng dẫn chương trình.

Vài nét phác họa Cần Thơ xưa qua một thiên du ký

Vài nét phác họa Cần Thơ xưa qua một thiên du ký

05/06/2023 07:59

“Hai mươi lăm ngày đi tìm dấu người xưa” là thiên du ký khảo cứu giá trị, hấp dẫn của nhà báo Khuông Việt, được đăng liên tục 19 số trong Nam Kỳ tuần báo vào năm 1942.Trong đó, hai số báo liên tục là 27 và 28 có đăng phần “Thẳng xuống Cần Thơ”, miêu tả nhiều di tích, cảnh vật của Cần Thơ.

Cộng đồng sáng tạo nội dung: Làm tử tế vẫn sống được, thậm chí là sống tốt

Cộng đồng sáng tạo nội dung: Làm tử tế vẫn sống được, thậm chí là sống tốt

03/06/2023 20:00

Thuộc Danh sách Trắng hay Đen quyết định đích đến của nhà sáng tạo nội dung, khó có chỗ đứng cho những người không đóng góp tích cực cho xã hội.

Phát động cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa”

Phát động cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa”

03/06/2023 11:30

Đây là lần đầu tiên Hội di sản văn hóa Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh về di sản văn hóa nhằm góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Hồng Phượng: 'Tôi phải hủy show diễn vì áp lực dư luận'

Hồng Phượng: 'Tôi phải hủy show diễn vì áp lực dư luận'

30/05/2023 19:26

Hồng Phượng cho biết thời gian qua, cô bị lập hàng loạt tài khoản giả mạo trên mạng xã hội. Nữ ca sĩ phải hủy nhiều show diễn vì áp lực.

Gần 1.300 người tham gia diễn tập phòng cháy chữa cháy tại đường hầm sông Sài Gòn

Gần 1.300 người tham gia diễn tập phòng cháy chữa cháy tại đường hầm sông Sài Gòn

29/05/2023 07:06

Sáng 28/5, tại đường hầm sông Sài Gòn, đường Mai Chí Thọ, phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Công an thành phố tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ với tình huống sự cố xảy ra trong đường hầm khi có nhiều phương tiện đang lưu thông.

Nước chanh cực tốt nhưng có 3 nhóm người cần tránh xa

Nước chanh cực tốt nhưng có 3 nhóm người cần tránh xa

25/05/2023 11:53

Nước chanh là loại đồ uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè, nhưng có một số người được khuyến cáo không nên dùng loại nước này.

Số phận 'Lật mặt 6' của Lý Hải sau khi bị vượt mặt

Số phận 'Lật mặt 6' của Lý Hải sau khi bị vượt mặt

22/05/2023 19:06

Sau gần 1 tháng thống trị phòng vé Việt, bộ phim của đạo diễn Lý Hải chính thức bị vượt mặt. Nhiều khả năng, phim sẽ dừng chân trước cột mốc doanh thu 300 tỷ đồng.

Nữ diễn viên đại diện dự Tuần phim Việt Nam tại Cuba: Nhan sắc ấn tượng, không tin được chọn vì lý do này

Nữ diễn viên đại diện dự Tuần phim Việt Nam tại Cuba: Nhan sắc ấn tượng, không tin được chọn vì lý do này

22/05/2023 10:30

Nữ diễn viên sinh năm 1995 bất ngờ vì được chọn là một trong hai nghệ sĩ đại diện Việt Nam trong sự kiện này.

Công bố thương hiệu và Logo chính thức của World Cup 2026

Công bố thương hiệu và Logo chính thức của World Cup 2026

21/05/2023 20:13

Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) vừa công bố thương hiệu và Logo chính thức của Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2026.