Bắc Ninh lên tiếng vụ ghế nhà hát quan họ gây tranh cãi: 'Mọi người muốn nói gì thì nói'
Đã sử dụng ‘yên ổn’ được vài năm, bỗng Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh ‘nổi tiếng’ vì hình ảnh những hàng ghế gỗ Đồng Kỵ bị cư dân mạng không tiếc lời chê trách từ thẩm mỹ tới tư duy kiến trúc lạc hậu.
Thiết kế tổng thể kiến trúc nhà hát quan họ không bị than phiền.
Cư dân mạng chỉ tập trung vào nội thất của nhà hát, cụ thể là các hàng ghế gỗ Đồng Kỵ (làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh) chứ không phải ghế thường dùng ở các nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường.
Cũng từ lúc bị chê, người ta mới biết nhà hát này được Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao giải bạc Giải thưởng kiến trúc quốc gia 2022-2023.
Ai thích khen cũng đúng, ai thích chê cũng hay
Theo Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh do các kiến trúc sư Ngô Trung Hải, Trần Hoàng Hải Nam, Trần Anh Sơn tư vấn thiết kế. Về hệ thống ghế trong nhà hát, ý tưởng của nhóm kiến trúc sư tư vấn thiết kế là tạo ra hệ thống ghế ngồi có bố trí khác biệt, đặt giữa hai ghế một bàn trà.
Bên cạnh đó, thay vì hệ thống ghế ngồi hiện đại, đơn vị tư vấn đề xuất sử dụng ghế Đồng Kỵ. Đây là một trong những sản phẩm nội thất từ làng nghề truyền thống của Bắc Ninh.

Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh sử dụng ghế gỗ Đồng Kỵ thay cho ghế hiện đại khác - Ảnh: TCKT
Qua đó, đơn vị tư vấn thiết kế kỳ vọng những hàng ghế này sẽ giới thiệu với du khách trong và ngoài nước biết đến các chất liệu và sản phẩm của làng nghề.
Nhưng những lập luận này không thuyết phục được một bộ phận cư dân mạng. Một số người, trong đó có cả những kiến trúc sư, lên tiếng chê bai thẩm mỹ "khác người" và đặc biệt là tư duy thiếu tiến bộ khi vẫn sử dụng đồ gỗ rất tốn kém và "không yêu rừng" như xu hướng tiên tiến trên thế giới gần đây.
Tuy thế, cũng có nhiều ý kiến cân bằng và cẩn trọng hơn. Thậm chí có ý kiến khen ghế ngồi này tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh nằm trong khu quy hoạch quần thể Thủy tổ quan họ Bắc Ninh gần làng Diềm và một số làng quan họ cổ - Ảnh: bacninh.gov.vn
Giữa dòng ý kiến chê trách cũng có ý kiến từ một kiến trúc sư nói một cách hài hước về sự khó phán xử đúng - sai, đẹp - xấu, hợp lý - bất hợp lý của phương án ghế ngồi này thông qua vài bức ảnh trên mạng.
Theo đó, cả người chê lẫn người khen đều có thể tìm được lý do rất hợp lý để biện giải cho quan điểm của mình.
Người khen có thể chỉ ra "ý tưởng thiết kế nội thất của công trình đã khai thác nét văn hóa, lịch sử của xứ Kinh Bắc một cách sâu sắc, thể hiện sáng tạo độc đáo của nhóm tác giả.
Qua việc lựa chọn và sắp xếp đồ gỗ, các kiến trúc sư đã chứng tỏ sự thấu hiểu đặc điểm khác biệt của quan họ Bắc Ninh so với những nghệ thuật diễn xướng đương đại và dân gian khác. Đồng thời, mẫu bàn ghế được chọn đem đến sự tôn vinh nghệ thuật thủ công truyền thống của cộng đồng bản địa…".
Nhưng chê có thể viện dẫn "nội thất nhà hát tạo ra nét tương phản thảm họa giữa những mảng khối đơn giản, mạnh mẽ hiện đại của tường, trần với những bộ bàn ghế giả cổ diêm dúa, đầy chi tiết rườm rà dành cho khán giả.
Chúng cho thấy sự dễ dãi trong tư duy sáng tác của các kiến trúc khi không hề có chút cách điệu, giản lược, gợi tả nào trong thiết kế mà cứ như được nhặt thẳng từ một cửa hàng bất kỳ ở Đồng Kỵ, hoàn toàn không phù hợp với một nhà hát hiện đại…
Các bộ bàn ghế được chế tác từ quá nhiều gỗ tự nhiên lâu năm đã đi ngược lại với xu hướng chung của kiến trúc thế giới là bảo vệ môi trường, xanh và bền vững…".

Biểu tượng nón quai thao được đặt trong khuôn viên Nhà hát dân ca quan họ
Lãnh đạo Bắc Ninh: 'Mọi người muốn nói gì thì nói'
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online qua điện thoại, ông Trịnh Hữu Hùng - giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh - cho biết nhà hát quan họ được tỉnh Bắc Ninh thực hiện thi tuyển kiến trúc.
Nhà hát đã hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2019, giai đoạn 2 chưa rõ thời gian hoàn thành chứ không phải mới xây dựng.
Còn một lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh cho biết đã nắm được các ý kiến trái chiều liên quan đến vụ việc. Song vị này cho rằng mọi người không nên tranh cãi tiếp câu chuyện này cũng như nói "không thể chiều hết mọi người".
"Mọi người muốn nói gì thì nói. Mình tranh cãi làm gì", vị này cho hay.

Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh
Theo lãnh đạo này, chuyên môn thẩm định, đánh giá Nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh thuộc Sở Xây dựng Bắc Ninh, Hội Kiến trúc sư Bắc Ninh. Bản thân không có ý kiến về công trình này do được phê duyệt từ nhiệm kỳ trước.
Giải bạc giải thưởng kiến trúc quốc gia, vì sao?
Về lý do trao giải thưởng cho công trình này, hội đồng giám khảo Giải thưởng kiến trúc quốc gia 2022-2023 đánh giá nhà hát trên có quy mô không lớn nhưng với tính chất dân ca quan họ lại được xây dựng tại TP Bắc Ninh - cái nôi của văn hóa Kinh Bắc, đã gợi lên ý tưởng thiết kế đặc biệt cho công trình.
Kiến trúc nhà hát sáng tạo, khá ấn tượng, sức biểu cảm sâu sắc, tạo hình lấy cảm hứng từ mái đình truyền thống, với lớp vỏ bao che hai lớp, dại tre bên ngoài có họa tiết từ nón Ba Tầm.
Về không gian, nhà hát trên sử dụng vật liệu, màu sắc đơn giản nhưng tinh tế, tìm tòi từ các hoa văn, họa tiết truyền thống Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Đại lễ 30/4 của Việt Nam
Ngày 30/4, nhiều hãng tin, cơ quan truyền thông lớn trên thế giới đồng loạt đưa tin, hình ảnh về lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).
Pháo hoa rực rỡ mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất non sông
Pháo hoa nghệ thuật đồng loạt thắp sáng bầu trời TP.HCM tối 30/4, thu hút hàng vạn người dân chiêm ngưỡng, mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hình ảnh đẹp lễ diễu binh uy nghiêm, hùng tráng mừng đại lễ 30/4
Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với chương trình diễu binh hùng tráng và uy nghiêm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, với chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, Đảng, Nhà nước triển khai mạnh mẽ chính sách hòa hợp hòa giải dân tộc với tinh thần tất cả người Việt Nam đều là con dân nước Việt.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay trong ngày Đại lễ 30-4
7 giờ 30 phút ngày 30-4, 23 máy bay chiến đấu của Quân chủng Phòng không - Không quân mang theo cờ Tổ quốc, cờ Đảng lần lượt cất cánh trên đường băng Sân bay quân sự Biên Hòa.
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Ngày 30-4, tại đường Lê Duẩn (quận 1, TPHCM), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TPHCM long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).
Biển người chờ xem diễu binh, diễu hành chào mừng đại lễ 30/4
Trước giờ khai mạc chào mừng đại lễ 30/4 diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, người dân háo hức tập trung tại Bến Bạch Đằng, các tuyến Tôn Đức Thắng, Lê Lợi, phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực chợ Bến Thành... chờ xem diễu binh.
Hào khí đại thắng tái hiện trong chương trình “Mùa Xuân thống nhất”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa Xuân thống nhất” tại TP Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
TP.HCM nắng nóng đỉnh điểm dịp 30/4, người dân cần chuẩn bị và tránh điều gì để không bị say nắng, say nóng?
Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thời tiết tại TP HCM dự báo sẽ nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, vì thế người dân hãy trang bị các vật dụng cần thiết để không ảnh hưởng đến sức khỏe.