largeer

| TP HỒ CHÍ MINH 34°C /57% weather

Thứ bảy, 06/03/2021, 12:15 PM
  • Click để copy

Bắc Kạn: Thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP tại các xã đặc biệt khó khăn

Bắc Kạn là địa phương có tới 53 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Vì vậy, để không ngừng giúp người dân từng bước thoát nghèo, phát triển kinh tế, địa phương đã đẩy mạnh triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP).

Một điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP góp phần xúc tiến thương mại cho nông sản, đặc sản của tỉnh Bắc Kạn (Nguồn: baobackan.org.vn)

Một điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP góp phần xúc tiến thương mại cho nông sản, đặc sản của tỉnh Bắc Kạn (Nguồn: baobackan.org.vn)

Góp phần giải quyết việc làm cho các hộ khó khăn

Xác định chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) là giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy Bắc Kạn đã chỉ đạo quyết liệt quá trình tổ chức thực hiện.

Tính đến nay, chương trình đã thu hút được hơn 90 tổ chức cá nhân tham gia, công nhận được 107 sản phẩm OCOP (trong đó có 99 sản phẩm đạt 3 sao và 8 sản phẩm đạt 4 sao). So với mục tiêu Chương trình OCOP của tỉnh giai đoạn 2018-2020, số lượng sản phẩm OCOP thực hiện vượt 67 sản phẩm, đạt 267,5% kế hoạch. Nhiều sản phẩm có mẫu mã, bao bì đẹp, kiểu dáng phù hợp, chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định, được thị trường công nhận.

Đặc biệt, triển khai chương trình tại các xã đặc biệt khó khăn, trên cơ sở các chính sách về sản xuất nông lâm nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo tập trung ưu tiên các nguồn lực để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình. Trong đó, giai đoạn 2018-2020, UBND tỉnh đã phê duyệt thực hiện 85 danh mục dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm và định hướng tham gia chương trình OCOP, trong đó có 30 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thực hiện trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn. Đồng thời, đã công nhận được 29 sản phẩm OCOP trên địa bàn 29 xã đặc biệt khó khăn.

Tính riêng năm 2020, đã có 28 sản phẩm tại các xã đặc biệt khó khăn đăng ký tham gia chương trình, một số sản phẩm đã trở thành những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao được thị trường đón nhận như: gạo khẩu nua lếch Ngân Sơn, miến dong Bắc Kạn, mật ong rừng... Qua đánh giá, các sản phẩm được công nhận năm 2018 sau một năm thực hiện, một số chủ thể đã mở rộng về quy mô sản xuất và gia tăng giá trị. Trong đó có 6 chủ thể mở rộng vùng nguyên liệu so với năm 2018, 12 chủ thể mở rộng liên kết trong quá trình sản xuất, mỗi chủ thể giải quyết việc làm cho từ 6 - 54 lao động địa phương, trong đó, nhiều hộ tham gia các hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP đã thoát nghèo.

Đáng chú ý, các sản phẩm sau khi sơ chế, chế biến được gia tăng giá trị; một số sản phẩm áp dụng công nghệ cao chế biến sâu tạo ra dòng sản phẩm cao cấp gia tăng giá trị lớn. Đồng thời, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong đó, đã có 56 sản phẩm được đăng bán trên sàn giao dịch điện tử Shopee, Lazada, Sendo, Tiki; 9 sản phẩm được ký kết tiêu thụ sản phẩm với Trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội, đồng thời sản phẩm miến dong của HTX Tài Hoan đã xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Qua thực tiễn triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đánh giá của UBND tỉnh Bắc Kạn cho thấy đây là giải pháp phát triển kinh tế phù hợp với trình độ, khả năng của người lao động trên địa bàn đặc biệt khó khăn, góp phần khai thác được các lợi thế, thế mạnh của địa phương trong khi không cần đầu tư quá nhiều kinh phí, đồng thời sản phẩm OCOP làm ra được thị trường đón nhận đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo cho người nông dân trên địa bàn.

Cần hỗ trợ thêm về nguồn kinh phí và xúc tiến thương mại

Bên cạnh những thành quả đạt được, hiện việc triển khai Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” ở những xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Bắc Kạn vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó, có thể kể đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân còn hạn chế nên cộng đồng chưa biết nhiều đến chương trình. Việc lồng ghép các nguồn kinh phí cho các hoạt động của Đề án còn gặp khó khăn. Các tổ chức chưa tiếp cận được nhiều nguồn lực nên chưa đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP ở những các xã đặc biệt khó khăn, theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thời gian tới, địa phương sẽ làm tốt công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân các vùng đặc biệt khó khăn. Từ đây, giúp người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của chương trình OCOP và thúc đẩy các chủ thể tự nguyện đăng ký sản phẩm tham gia chương trình. Đi liền với đó, cán bộ triển khai chương trình OCOP các cấp cần thường xuyên đồng hành, hỗ trợ các chủ thể thực hiện từ khâu đăng ký ý tưởng sản phẩm, triển khai phương án kinh doanh đến hoàn thiện sản phẩm.

Thứ nữa, UBND tỉnh Bắc Kạn đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục quan tâm và chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết từng năm và có đánh giá tổng kết để rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đáng chú ý là việc tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể thực hiện Chương trình OCOP tại các vùng khó khăn. Đây được xác định là nhiệm vụ đóng vai trò rất quan trọng do các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế về kiến thức, quản trị, quản lý và điều hành. Mặt khác, cần thực hiện hỗ trợ tại chỗ, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các chủ thể trong quá trình triển khai phương án kinh doanh, hình thành, phát triển sản phẩm tại địa phương.

Cũng theo UBND tỉnh Bắc Kạn, để thực hiện hiệu quả chương trình OCOP tại các xã đặc biệt khó khăn, địa phương sẽ thực hiện nghiêm túc và hiệu quả chu trình Chương trình OCOP hàng năm. Ngoài ra, hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường khác nhau, phù hợp với các hình thức tổ chức sản xuất. Việc phát triển sản phẩm cần song hành với công tác đánh giá xếp hạng của OCOP nhằm hình thành nhóm sản phẩm tiêu biểu chất lượng cao tại các vùng đặc biệt khó khăn. Đi liền với đó là việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại với hình thức đa dạng từ các kênh truyền hình từ Trung ương, địa phương đến các hội chợ, sự kiện quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP.

Thêm vào đó, địa phương sẽ hỗ trợ các chủ thể thực hiện chương trình OCOP ở các vùng khó khăn tham gia sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị ở các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương như: miến dong, gạo, tinh bột nghệ, cam quýt, dược liệu, mật ong, rau các loại… mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Đặc biệt, để phát triển sản phẩm OCOP đối với vùng đặc biệt khó khăn, UBND tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy hoạch phân vùng sản xuất các sản phẩm trọng điểm gắn với định hướng các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ có chính sách phân bổ kinh phí từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền núi có nhiều khó khăn như tỉnh Bắc Kạn, trong đó, có nội dung ưu tiên tổ chức thực hiện chương trình OCOP để quan tâm đến xây dựng cơ sở hạ tầng như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… nhằm phục vụ sản xuất sản phẩm OCOP do hiện nay các tổ chức kinh tế tham gia chương trình trên địa bàn tỉnh quy mô còn nhỏ, nguồn nội lực còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, Bắc Kạn kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP giữa các tổ chức kinh tế với các siêu thị, trung tâm thương mại… và hỗ trợ tổ chức các hội nghị kết nối đối tác tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm; kết nối cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các đơn vị tham gia chương trình OCOP tại các xã đặc biệt khó khăn./.

Người phụ nữ bị bà Như Loan - CEO Quốc Cường Gia Lai tố cáo lừa 150 tỷ đồng là ai?

Người phụ nữ bị bà Như Loan - CEO Quốc Cường Gia Lai tố cáo lừa 150 tỷ đồng là ai?

20/01/2024 15:29

Sau khi bị tố giác, bà Phượng cũng có đơn phản tố gửi cơ quan chức năng cho rằng mình bị bà Loan vu khống.

Việt Nam chỉ còn 5 tỉ phú, 2 đại gia rớt khỏi bảng xếp hạng giàu bậc nhất hành tinh

Việt Nam chỉ còn 5 tỉ phú, 2 đại gia rớt khỏi bảng xếp hạng giàu bậc nhất hành tinh

17/01/2024 07:15

Trong vòng nửa tháng, khối tài sản các tỉ phú liên tục biến động, Việt Nam chỉ còn 5 tỉ phú trụ lại trong bảng xếp hạng những người giàu bậc nhất hành tinh.

Xăng dầu Dầu khí Phú Yên thoát lỗ nhờ nguồn thu từ trạm sạc Vinfast

Xăng dầu Dầu khí Phú Yên thoát lỗ nhờ nguồn thu từ trạm sạc Vinfast

16/01/2024 19:04

Năm 2023, Xăng dầu Dầu khí Phú Yên đã thu hơn 3 tỷ đồng nhờ cho VinFast đặt trạm sạc, con số này góp phần giúp doanh nghiệp thoát lỗ.

Biwase tặng bò giống cho nông dân nghèo ở huyện Ba Tri (Bến Tre)

Biwase tặng bò giống cho nông dân nghèo ở huyện Ba Tri (Bến Tre)

15/01/2024 21:35

Trong không khí trước thềm xuân mới Giáp Thìn 2024, lãnh đạo Tổng Công ty Nước- Môi trường Bình Dương (Biwase) phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã tổ chức đoàn đến thăm và tặng bò giống cho các hộ nông dân nghèo ở các xã Bảo Thạnh...

Nồng nàn hương tết diệu kỳ

Nồng nàn hương tết diệu kỳ

14/01/2024 08:16

Tại Bình Dương, hình ảnh những bó nhang xòe tròn khoe sắc ở Dĩ An đã trở thành đề tài sáng tác ảnh nghệ thuật của nhiều nhiếp ảnh gia và người đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh khắp nơi. Hương sắc làng nghề truyền thống này cũng theo đó bay đi khắp mọi miền Tổ quốc và nhiều quốc gia.

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa được vinh danh Top 10 Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam

Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa được vinh danh Top 10 Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam

13/01/2024 13:09

Mới đây, tại lễ trao giải “Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam - Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất vì người tiêu dùng năm 2023”, Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa được vinh danh Top 10 Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam.

Biwase đưa vào vận hành nhà máy đốt rác phát điện 5MW

Biwase đưa vào vận hành nhà máy đốt rác phát điện 5MW

12/01/2024 13:45

Sáng 12-1, tại Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương (TX.Bến Cát), Công ty CP - Tổng Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất phân loại, tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ ngày.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Một công ty bán gần 22.000 lít dầu (DO) không rõ nguồn gốc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Một công ty bán gần 22.000 lít dầu (DO) không rõ nguồn gốc

12/01/2024 09:49

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trường Thịnh đã bị lập biên bản vi phạm hành chính do liên quan đến việc bán một lượng dầu vượt quá quy định, con số cụ thể là 21.926 lít.

Công ty Cổ phần khoáng sản và xây dựng Tân Thịnh: Chung tay xây dựng phồn thịnh

Công ty Cổ phần khoáng sản và xây dựng Tân Thịnh: Chung tay xây dựng phồn thịnh

11/01/2024 20:52

Qua 14 năm hoạt động và phát triển không ngừng, Công ty Cổ phần Khoáng sản Tân Thịnh - tiền thân là Công ty Tư vấn Tín Vạn đã từng bước vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng...

Ford triệu hồi gần 140.000 xe do nguy cơ hỏng phanh

Ford triệu hồi gần 140.000 xe do nguy cơ hỏng phanh

11/01/2024 09:05

Bộ đai truyền động có nhiệm vụ bơm dầu trên 140.000 chiếc xe bị nghi ngờ có thể sẽ đứt gãy sau thời gian sử dụng, gây chết máy xe và mất trợ lực phanh.