4 địa phương lo khép kín dự án vành đai 3
Bộ GTVT đề nghị TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An cùng triển khai dự án đường vành đai 3 dài 91,66 km.
UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị ba địa phương khác gồm Bình Dương, Đồng Nai, Long An cùng Ban quản lý dự án Mỹ Thuận hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của đường vành đai 3 TP.HCM để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đề nghị ba tỉnh sớm có ý kiến
Trước đó, Bộ GTVT làm việc với UBND TP.HCM về các dự án giao thông lĩnh vực hàng không, đường bộ. Tại đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đề nghị UBND TP.HCM tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An rà soát, nghiên cứu các phương án triển khai dự án đường vành đai 3 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT xem xét, quyết định.

Sơ đồ hướng tuyến vành đai 3 đi qua bốn địa phương TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Đồ họa: HỒ TRANG
Trong văn bản UBND TP đề nghị ba tỉnh có ý kiến đối với quy mô đầu tư và các nội dung liên quan tại hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án. Ngoài ra, ba tỉnh sớm có ý kiến đối với vấn đề khái toán chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) trên địa bàn các tỉnh. Bên cạnh đó là khả năng cân đối, bố trí nguồn vốn của ba tỉnh tham gia thực hiện dự án. Từ đó, đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án như phương thức đầu tư.
UBND TP đề nghị Ban quản lý dự án Mỹ Thuận khẩn trương chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan gửi UBND ba tỉnh nói trên.
Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cần hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để triển khai các bước tiếp theo đúng quy định. Do tính chất quan trọng và yêu cầu tiến độ cấp bách của dự án, UBND TP đề nghị ba tỉnh và ban quản lý sớm gửi văn bản phản hồi.
Dự án đường vành đai 3 có quy mô tám làn xe cao tốc và đường song hành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 165.000 tỉ đồng. Dự án dài 91,66 km, giai đoạn 1 dự kiến thực hiện từ năm 2021 đến 2025 và được chia hai dự án thành phần.
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây 10 năm thì phải hoàn thành xây dựng đường vành đai 3 trước năm 2020. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 16,3 km trên địa phận tỉnh Bình Dương được đưa vào khai thác với quy mô sáu làn xe cơ giới.
Lo thiếu vốn, nhất là giải phóng mặt bằng
Ngày 22-11, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Hoài Trung, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Long An, cho biết tỉnh cũng đề nghị triển khai sớm dự án đoạn qua địa phận Long An. Để thực hiện dự án này thì tỉnh sẽ phải chi trả GPMB và đường song hành vành đai 3. Tuy nhiên, hiện nay kinh phí GPMB không có nên tỉnh đang xin cơ chế cho địa phương kêu gọi đầu tư, trong đó có việc sử dụng quỹ đất hai bên đường song hành.
Theo ông Trung, đường vành đai 3 TP.HCM có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó kết nối với các tỉnh, thành và giảm áp lực giao thông cho quốc lộ 1, cao tốc TP.HCM - Trung Lương và làm cơ sở để triển khai cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Đặc biệt, dự án này cũng kết nối liên vùng, thuận tiện cho việc điều tiết giao thông về TP.HCM. Về kinh tế, dự án là trục vành đai mang tính chất liên kết vùng, thu hút đầu tư về TP.HCM và các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai.
Ngoài Long An thì UBND tỉnh Bình Dương cũng có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành kiến nghị một số nội dung. Theo đó, tỉnh đánh giá dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kết nối với các đầu mối giao thông chính giữa tỉnh và TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tuy nhiên, để triển khai thực hiện bồi thường GPMB đoạn qua địa bàn tỉnh thì cần khoảng 37.620 tỉ đồng. Cạnh đó, xây dựng đường song hành giai đoạn 2021-2025 như đề xuất của Bộ GTVT là vượt quá khả năng cân đối từ nguồn đầu tư công của tỉnh.
Từ đó, UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ có cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ các địa phương và phù hợp với nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách theo quy định khi đầu tư các tuyến đường vành đai, cao tốc.
Bình Dương đề xuất một số phương án như bổ sung chi phí bồi thường mặt bằng một lần theo mặt cắt ngang hoàn chỉnh và xây dựng đường song hành vào chi phí của dự án triển khai theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Cạnh đó là tăng tỉ lệ điều tiết để lại cho ngân sách địa phương (từ 36% lên 50%) hoặc hỗ trợ nguồn vốn từ trung ương để thực hiện bồi thường, GPMB các dự án có tính chất liên vùng.
Bình Dương cũng kiến nghị cho phép tỉnh chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương mà địa phương chưa sử dụng để bổ sung thêm vốn thực hiện bồi thường, GPMB…
TP.HCM ưu tiên mọi nguồn lực để làm dự án
Trong buổi làm việc với Sở GTVT TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chỉ đạo trong giai đoạn 2021-2025, TP ưu tên mọi nguồn lực để khép kín đường vành đai 2, hoàn thành thủ tục đầu tư và khởi động thực hiện đầu tư đường vành đai 3.
Cạnh đó, TP.HCM tập trung thực hiện dự án xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, đồng bộ với dự án nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
UBND TP giao Sở GTVT thường xuyên rà soát tình hình thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đang triển khai trên địa bàn TP. Từ đó, sở này chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc phát sinh nếu có để đảm bảo tiến độ hoàn thành trước năm 2025.
Đồng Nai: Thị trường bất động sản vào chu kỳ tăng trưởng mới
Hiện nay, thị trường bất động sản (BĐS) ở Đồng Nai cũng như các tỉnh, thành trên cả nước đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, BĐS Việt Nam đang trên đà phục hồi và sẽ sôi động trở lại nhờ các tác động tích cực từ chính sách, cải cách hành chính, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Cần Thơ: Cty Tân Thuận Trung thắng gói thầu xây trường THCS Thới Long
Dù giá dự thầu cao hơn 03 đối thủ còn lại, nhưng Công ty TNHH Tân Thuận Trung đã xuất sắc giành được gói thầu Thi công xây dựng thuộc dự án Trường Trung học cơ sở Thới Long với giá 9,763 tỷ đồng
Bình Dương: Cty Tâm Thái Hòa thi công nâng cấp đường Bàu Đồng Dài
Ngày 29/4/2025, UBND xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã phê duyệt cho Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Tâm Thái Hòa trúng gói xây lắp hơn 1,56 tỷ đồng.
Long An: Đấu thầu rộng rãi gói thầu xây trường THCS Võ Văn Tần hơn 51 tỷ
Gói thầu thi công xây dựng trường THCS Võ Văn Tần, huyện Đức Hòa (Long An) có giá hơn 51,5 tỷ đồng đang được Công ty CP Xây dựng và Đào tạo Việt mời thầu rộng rãi, dự kiến hoàn thành ngày 5/5/2025.
Long An: Đức Hòa Đức Minh trúng gói thầu hệ thống thoát nước hơn 4,8 tỷ
Ngày 24/04/2025, UBND Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa (Long An) đã phê duyệt Công ty TNHH Đức Hòa Đức Minh trúng gói thầu hơn 4,8 tỷ đồng.
TP HCM: Môi trường Nam Việt trúng gói bảo dưỡng gần 3,6 tỷ
Dự thầu với giá hơn 3,577 tỷ đồng, ngày 18/04/2025, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Ban QLDA ĐTXD) khu vực huyện Hóc Môn (TP HCM) đã phê duyệt cho Công ty Môi trường Nam Việt trúng thầu.
Long An: Đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng mới Bệnh viện Phổi
Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao cho nhân dân, ngày 18/02/2025, UBND tỉnh Long An đã phê duyệt Quyết định 1514/QĐ-UBND dự án xây mới bệnh viện Phổi với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng.
Trà Vinh: Liên danh 2 thành viên trúng thầu nâng cấp cầu Trâm Bầu
Là nhà thầu duy nhất dự gói thầu số 9: Thi công xây dựng công trình, Liên danh Thảo Thành - Thái Bình vừa được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cầu Kè công bố trúng thầu với giá gần 3 tỷ đồng.
Tiền Giang: Gói thầu sửa chữa ĐT 873B hơn 4,6 tỷ về tay Hữu Lợi
Vượt 3 đối thủ, Công ty TNHH xây dựng-thương mại-dịch vụ Hữu Lợi trúng gói thầu xây lắp thuộc dự án sửa chữa mặt đường và hệ thống thoát nước Đường tỉnh 873B từ làng nghề tủ thờ Gò Công đến cầu Ông Non.
KonTum: Gói thầu thi công đường giao thông tại Ngọc Hồi tiết kiệm được 8 triệu đồng
Công ty TNHH MTV Minh Khang là nhà thầu duy nhất tham dự và trúng gói thi công đường giao thông xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum), với giá 3,095 tỷ đồng.