3 dấu hiệu cảnh báo tay chân miệng trở nặng, cha mẹ cần phải biết
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây nên, đa phần trẻ mắc tay chân miệng có diễn biến nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốc, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa, qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (bắt tay, ôm, hôn), tiếp xúc với đồ chơi, quần áo, đồ dùng sinh hoạt, bề mặt có chứa virus. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, đặc biệt ở môi trường tập thể như mẫu giáo, trường học.
Giai đoạn khởi phát của tay chân miệng, trẻ có dấu hiệu đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy….Giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có triệu chứng viêm loét miệng, sốt (37,5-38 độ C), phát ban dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khủyu tay, mông.
Hầu hết trẻ bị tay chân miệng hồi phục dần sau 7-10 ngày. Tuy nhiên cũng có một tỉ lệ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… thậm chí dẫn đến tử vong.

Tay chân miệng có triệu chứng phát ban dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khủyu tay, mông.
3 dấu hiệu cảnh báo tay chân miệng diễn biến nặng
Trong trường hợp trẻ có 1 trong 3 triệu chứng dưới đây, cha mẹ không nên chủ quan tự theo dõi tại nhà mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc. 3 dấu hiệu gồm:
- Trẻ sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt
- Trẻ giật mình: Trẻ mắc tay chân miệng có biểu hiện giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Khi trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ nhớ chú ý để phát hiện triệu chứng này ở trẻ ngay cả khi trẻ đang chơi và quan sát xem tần xuất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
- Trẻ quấy khóc dai dẳng, kéo dài: Trẻ quấy khóc nhiều, thậm chí quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ chủ quan nghĩ rằng do bé có các nốt đau trong miệng nên quấy khóc nhưng thực tế đây là tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Điều trị và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây ra và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau khiến trẻ kém ăn có thể dẫn đến hạ đường máu. Cha mẹ cần khắc phục bằng cách:
- Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo loãng, sữa…
- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn như: Tắm cho trẻ bằng các loại nước tắm có tính sát trùng nhẹ như: nước lá chè xanh, lá chân vịt…
- Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thường ngoài da sau khi tắm

Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng như cháo loãng, sữa…
Phòng ngừa tay chân miệng
-Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Mỗi lần trẻ nhiễm bệnh chỉ tại ra kháng thể với một loại virus nhất định. Trẻ có thể mắc tay chân miệng trở lại nếu bị nhiễm virus khác thuộc nhóm Enterovirrus. Do vậy cần phòng bệnh trong cộng đồng là biện pháp tốt bảo vệ trẻ khỏi tay chân miệng.
- Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trước khi bế ẵm trẻ, trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ.
- Nên ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Không mớm thức ăn cho trẻ
- Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn tay, vật dụng ăn uống và đồ chơi khi chưa được khử trùng
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, sàn nhà, tay vịn cầu thang…bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh
TIN LIÊN QUAN
BR-VT: Chỉ 1 liên danh tham dự gói thầu hơn 4 tỷ ở huyện Long Điền
Gói thầu Sửa chữa, cải tạo khối nhà làm việc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Long Điền (BR-VT) có chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Long Điền đã có đơn vị trúng thầu.
Cảnh báo mưa lớn, mưa đá ở Bắc bộ và Thanh Hóa đến Quảng Bình
Ngày và đêm 12/5, do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, miền Bắc và các tỉnh Thanh Hoá – Quảng Bình chuyển mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to.
Vì sao tỷ lệ chọi lớp 10 một số trường ở Hà Nội cao đột biến?
Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số thí sinh đăng ký thi lớp 10. Theo ghi nhận, năm nay, một số trường có biến động mạnh về tỷ lệ chọi.
Bộ Y tế khẳng định không còn rủi ro sau tiêm vắc xin AstraZeneca
Không cần thực hiện xét nghiệm D-dimer hay bất kỳ xét nghiệm đông máu nào do không còn nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm AstraZeneca từ gần 1 năm trước.
Những sai phạm cần làm rõ tại Đội bóng ném nữ Bình Định
Ông Tạ Xuân Chánh - Giám đốc Sở VH&TT Bình Định cho biết, Sở đang thực hiện các bước để xử lý việc tự ý tổ chức thu quỹ tại Đội bóng ném nữ Bình Định.
Nam thanh niên tử vong tại chỗ sau vụ nổ lớn ở Thái Nguyên
Tối 8/5, tại tổ 3, phường Tân Lập, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã xảy ra vụ nổ lớn khiến một nam thanh niên tử vong tại chỗ.
Đồng Nai: Khởi tố kẻ vào trường học xâm hại trẻ em
Ngày 8/5 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Đỗ Trọng Hưng 44 tuổi (ngụ phường Trảng Dài, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi “hiếp dâm trẻ em”.
Xây dựng Lê Văn Minh một mình một ngựa dự 3 gói thầu ở Hóc Môn
Công ty TNHH xây dựng thương mại dịch vụ Lê Văn Minh một mình một ngựa tham gia 3 gói thầu tiền tỷ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Hóc Môn, TP HCM.
40 xe điện trong bãi đỗ xe cháy rụi: Trách nhiệm thuộc về ai?
Vụ cháy lớn tại bãi đỗ xe trong Trường CĐ Điện Lực miền Trung làm 40 xe điện du lịch bị thiêu rụi khiến nhiều độc giả đặt câu hỏi ai sẽ phải chịu trách nhiệm?
Lâm Đồng: Khi dự án Đại Ninh thành đại án
Dự án Đại Ninh từ chỗ được kỳ vọng sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương, nay lại trở thành đại án khiến nhiều cán bộ cấp cao của Lâm Đồng vướng vòng lao lý